Một làn da dầu thường rất dễ gặp tình trạng mụn do sự tiết dầu trên da nhưng lại không được chăm sóc đúng cách. Nguyên nhân gây ra mụn nếu vẫn luôn tồn tại trên da thì mụn dù hết vẫn sẽ dễ dàng bị lại, hết rồi lại bị. Vậy thì làm sao để có giải quyết được vấn đề này? Theo dõi chia sẻ hôm nay về các bước chăm sóc da dầu mụn từ A – Z, xử lý mụn hiệu quả nhé!
Da dầu mụn là gì?
Da dầu mụn là loại da có đặc điểm lỗ chân lông to, bề mặt dày và bóng. Da bị nhờn vì tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn trên bề mặt da. Điều này làm cho da dễ bị mụn đầu đen, mụn trứng cá và các nhược điểm khác. Da dầu phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người trẻ tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên. Vì các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn ở vùng chữ T nên mũi, trán, má, cằm, cổ và thậm chí cả ngực có nhiều khả năng bị ảnh hưởng hơn.(1)
Nguyên nhân gây ra da dầu mụn
Nguyên nhân gây ra da dầu mụn bao gồm yếu tố di truyền, yếu tố môi trường và thói quen sinh hoạt. Để cải thiện làn da dầu mụn, điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng da. Nguyên nhân của da dầu mụn bao gồm:
- Tuổi tác: Trên thực tế, lượng bã nhờn tiết ra giảm dần theo tuổi tác. Đồng thời, quá trình lão hóa da kéo theo sự mất mát của các protein như collagen làm suy giảm chức năng của tuyến bã nhờn. Đây chính là lý do tại sao nhiều người có làn da lão hóa cũng có làn da khô. Thiếu collagen và bã nhờn làm cho các nếp nhăn và vết chân chim trở nên rõ ràng hơn. Một trong những lợi ích của da nhờn là các dấu hiệu lão hóa có xu hướng chậm lại so với da khô. Da bạn có thể bây giờ là da dầu, nhưng khi có tuổi bạn cần xem xét lại làn da của mình. Những người ở độ tuổi 30 thường không có cấu tạo da giống như độ tuổi thiếu niên và 20 tuổi. Để kiểm tra và đánh giá làn da của mình, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia thẩm mỹ để có thể xác định đúng loại da và lựa chọn phương pháp chăm sóc da phù hợp.
- Di truyền: Da nhờn có xu hướng di truyền từ các thành viên trong gia đình. Nếu một hoặc cả hai cha mẹ có làn da nhờn, đứa trẻ có thể có tuyến bã nhờn dư thừa góp phần gây ra da dầu.
- Môi trường sống: Di truyền và tuổi tác là nguyên nhân cơ bản của da nhờn, nhưng môi trường cũng có thể là một yếu tố. Khí hậu nóng và ẩm có xu hướng làm cho làn da của bạn nhờn. Hoặc, nó xảy ra nhiều hơn vào mùa hè so với mùa đông hoặc mùa thu. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể điều chỉnh thói quen cho những ngày nóng ẩm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng giấy thấm dầu để thấm dầu thừa trong suốt cả ngày. Hoặc, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc phấn nền để tăng khả năng hút dầu.
- Sử dụng sai sản phẩm chăm sóc da: Sử dụng sai sản phẩm chăm sóc da có thể khiến da bạn bóng nhờn. Một số người nhầm lẫn da hỗn hợp với da dầu và sử dụng các loại kem quá nặng khiến da bị tổn thương. Ví dụ, nếu bạn có làn da khô, bạn có thể thay đổi chế độ chăm sóc da bằng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ và gel làm sạch trong những tháng mùa đông. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt lớn về lượng bã nhờn còn sót lại trên khuôn mặt của bạn.
- Chăm sóc da không đúng cách, thái quá: Nhược điểm của việc rửa mặt và tẩy tế bào chết thường xuyên là nó khiến da bạn tiết nhiều dầu hơn. Vì mục đích của việc làm sạch và tẩy tế bào chết là loại bỏ dầu nên điều này gần giống như sự đảo ngược. Đồng thời, đặt các tuyến bã nhờn vào chế độ khẩn cấp, các tuyến này sản xuất nhiều dầu hơn để bù đắp cho sự mất mát này từ da, khiến da tiết ra nhiều bã nhờn hơn.
- Không dùng kem dưỡng ẩm: Một số người nghĩ rằng kem dưỡng ẩm làm cho da nhờn hơn. Nhưng thực tế thì khi bạn sử dụng các phương pháp điều trị mụn trứng cá như axit salicylic và benzoyl peroxide, bạn hoàn toàn cần một loại kem dưỡng ẩm tốt để giữ cho làn da của bạn ngậm nước và không bị khô. Chọn một loại kem dưỡng ẩm nhẹ, không chứa dầu, gốc nước để nuôi dưỡng và cấp nước cho làn da của bạn cũng như làm thông thoáng lỗ chân lông.
- Lỗ chân lông to: Lỗ chân lông to có thể do các dấu hiệu lão hóa hoặc do cân nặng thay đổi đã làm thay đổi làn da bằng cách phá hủy cấu trúc da trước đó. Và đó là lý do khiến da có nhiều dầu hơn. Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể sử dụng một số phương pháp thu nhỏ lỗ chân lông.
Các bước chăm sóc da dầu mụn cơ bản hiệu quả tại nhà
Có thể bạn cũng biết nguyên nhân gây mụn thường gặp chính là do sự bít tắc cổ nang lông do dầu thừa, bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết bít tắc,… . Hình thành và có thể sẽ ngày càng nghiêm trọng, có thể sẽ bị viêm nếu không được xử lý tốt. Những bước chăm sóc da dầu mụn tại nhà cần chú ý những gì?
Bước 1: Tẩy trang
Tẩy trang là một trong những bước quan trọng nhất để giữ cho làn da khỏe đẹp, loại bỏ những bụi bẩn và vi khuẩn mà môi trường mang lại cho làn da của bạn suốt cả ngày. Các chuyên gia cho rằng bạn nên tẩy trang mỗi tối bằng sản phẩm phù hợp với làn da của mình. Trên thị trường có các loại tẩy trang như Nước tẩy trang, dầu tẩy trang, sáp tẩy trang,… . Tuy nhiên, với làn da dầu mụn, Bác sĩ Ngọc khuyên các bạn nên sử dụng nước tẩy trang. Bởi, nếu dùng dầu tẩy trang hay sáp tẩy trang mà không nhũ hóa, làm sạch kĩ thì còn khiến lớp dầu còn dính trên da mặt, tình trạng bít tắc lỗ chân lông, gây viêm mụn sẽ rất dễ xảy ra.
Bước 2. Rửa mặt
Việc làm sạch da vô cùng quan trọng đối với một làn da mụn, đặc biệt hơn là làn da dầu mụn vì nếu da không được sạch thì mụn sẽ phát triển. Và việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc sau đó cũng không mang lại hiệu quả như mong muốn thậm chí còn tệ hơn.
Một làn da dầu mụn bạn có thể chọn sữa rửa mặt dạng gel, với kết cấu dạng gel mức độ tạo bọt không nhiều nhưng khả năng làm sạch tốt lại không gây khô da. Đối với những làn da khỏe không kích ứng còn có thể sử dụng sữa rửa mặt có chứa salicylic acid hay citric acid, dạng hạt… sẽ giúp làm sạch sâu hơn. Lưu ý mụn viêm không nên dùng sữa rửa mặt dạng hạt để tránh tác động vào ổ viêm nhé
Bạn cũng có thể chọn thêm một loại sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ nhưng với da dầu thì dạng này sẽ khó làm sạch tốt. Nên những loại êm dịu chỉ nên bổ sung vào skincare routine cơ bản vài lần 1 tuần hoặc khi da đang bị kích ứng. Lưu ý khi dùng sữa rửa mặt dạng bọt, hãy đánh tan tạo bọt rồi mới massage trên mặt từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên và không lưu quá 2 phút trên da để không làm mất độ ẩm tự nhiên.
Chọn bông tẩy trang mềm và ít xơ bông sẽ giúp làn da tránh được những kích ứng đỏ rát khi tẩy trang.
Bước 3. Tẩy tế bào chết
Đừng quên tẩy da chết bằng AHA và BHA đều đặn, điều đó sẽ giúp da loại bỏ lớp tế bào chết đều hơn tại các vị trí cũng như làm sạch da, khả năng hấp thụ các sản phẩm dưỡng chất tốt hơn.
Cách tẩy tế bào chết
Để tẩy tế bào chết cho da dầu, da mụn, nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ cho da và có kết cấu mịn để không gây kích ứng da khi chà xát. Tần suất tẩy tế bào chết là khoảng 2-3 lần/tuần. Nếu da của bạn đặc biệt mỏng và dễ bị viêm mụn, hãy sử dụng khoảng 1-2 lần một tuần. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học như AHA hoặc BHA dưới dạng toner sau bước làm sạch da.
Bước 4: Sử dụng toner cân bằng da dầu mụn
Sử dụng toner sau bước làm sạch mang lại nhiều lợi ích cho làn da dầu mụn. Nó hỗ trợ làm sạch sâu và loại bỏ bã nhờn dư thừa còn sót lại sâu trong lỗ chân lông. Cân bằng độ pH tự nhiên của da, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giúp da dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất hơn. Đồng thời giúp dưỡng ẩm, se khít lỗ chân lông và làm mịn da.
Nếu bạn có làn da dầu mụn, hãy chọn các loại toner với các đặc tính sau.
- Hãy chọn những sản phẩm dành riêng cho da dầu, mụn, có khả năng kiểm soát dầu và bã nhờn. Bạn có thể kiểm tra các thành phần trên bao bì sản phẩm.
- Ưu tiên các sản phẩm có thành phần kháng viêm, trị mụn như axit salicylic, trà xanh, tinh dầu tràm trà.
- Không nên chọn các sản phẩm có chứa cồn, nước hoa, chất bảo quản hoặc chất tẩy rửa mạnh. (2)
Bước 5. Dưỡng ẩm
Bước tiếp trong việc chăm sóc da dầu mụn đó là dưỡng ẩm Dù là một làn da thường xuyên tiết dầu nhưng cũng cần chú trọng trong việc dưỡng ẩm. Làn da tiết dầu không có nghĩa làn da đó đủ ẩm, bởi vì khi da không được cấp ẩm tốt. Cũng sẽ khiến cho tuyến bã nhờn tăng cường tiết ra để cân bằng độ ẩm tự nhiên.
Đừng quên chọn dưỡng ẩm ngoài việc phù hợp còn phải đảm bảo độ uy tín nữa nhé. Việc dưỡng ẩm ngoài kem dưỡng/ gel dưỡng,… được ưu tiên trước thì bạn có thể cân nhắc thêm việc bổ sung serum dưỡng ẩm hay phục hồi như hyaluronic acid, zinc, niacinamide hay B5,…
Bước 6: Treatment
Và tất nhiên rồi, nếu làn da bạn đang gặp vấn đề như mụn thì treatment vẫn là một sản phẩm cần thiết trừ khi bạn muốn có một làn da tổn thương và để tự nhiên không màng đến. Tuy nhiên việc sử dụng sản phẩm gì – như thế nào sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng da cụ thể.
Cách sử dụng treatment
Các bạn có thể thêm các sản phẩm treatment trong chu trình skincare của mình. Cụ thể là sau bước làm sạch da, dùng toner, có thể trước hoặc sau bước dưỡng ẩm tuỳ tình trạng da của bạn. Đối với những bạn mới sử dụng các sản phẩm treatment thì nên dưỡng ẩm thật tốt trước. Sau khi bôi kem dưỡng khoảng 15 – 20 phút các bạn hãy sử dụng treatment. Lưu ý, khi mới sử dụng tuần đầu chỉ nên bôi 1 – 2 lần, tránh bôi quá dày. Và không nên bôi xung quanh vùng miệng và mắt. Sau đó, tăng dần lên tần suất bôi cách ngày, và dần dần có thể sử dụng những sản phẩm treatment này hàng ngày.
Lưu ý rằng, khi mới sử dụng sản phẩm treatment, da bạn sẽ có thể gặp phải một số phản ứng như rát da, đỏ da, bong da,… . Bạn nên dưỡng ẩm thật tốt và cũng có thể dùng thêm các sản phẩm giúp làm phục hồi da để hạn chế tình trạng kích ứng nhất có thể. Ngoài ra, nếu các phản ứng trên da quá mạnh mẽ, kéo dài thì bạn nên ngưng sử dụng sản phẩm bởi có lẽ, da của bạn không dung nạp được sản phẩm đó.
Các bước trên chỉ là để tham khảo, các bạn nên hỏi thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ da liễu để có cách dùng chính xác nhất với tình trạng da của các bạn.
Bước 7. Sử dụng các sản phẩm điều trị mụn
Tiếp đến là bạn nên sử dụng sản phẩm đặc trị mụn giúp kiểm soát dầu, hạn chế tích tụ bã nhờn, làm thông thoáng lỗ chân lông. Ngoài ra còn cấp ẩm nhẹ, giảm sưng, kháng viêm, đẩy nhanh quá trình hồi phục trị mụn, loại bỏ tế bào chết và củng cố lớp bảo vệ da. Dưới đây là một số sản phẩm phổ biến hiện nay:
- Zinc
- Glycerin
- Gluconate
- BHA
- Decandiol
Bước 8. Đắp mặt nạ
Tiếp theo nữa là việc đắp mặt nạ cho da dầu mụn. Có rất nhiều những dạng trình bày, những cái hình thức của nhiều loại mask khác nhau. Nhưng mà sử dụng mask cho da dầu mụn thì các bạn có thể lựa chọn những loại có công dụng hỗ trợ kiềm dầu, giảm viêm, làm sạch da trong quá trình chăm sóc da dầu mụn có thể sử dụng trà xanh hoặc đất sét.
Cách chọn mặt nạ phù hợp
Ngày nay có rất nhiều loại mặt nạ khác nhau phù hợp cho việc chăm sóc làn da bị mụn. Tuy nhiên, bạn nên chọn những loại mặt nạ có thành phần chủ yếu là dịu nhẹ, kết cấu dễ thẩm thấu để tránh gây kích ứng, căng da. Tránh những sản phẩm có chứa thành phần dễ gây kích ứng cho da như cồn, hương liệu,…(3)
Bước 9. Chống nắng
Chống nắng sẽ không khiến da bạn gặp vấn đề bít tắc như mọi người vẫn thường lo lắng nếu như tìm được một loại kem chống nắng chân ái phù hợp với da.
Cách chọn kem chống nắng
Đối với da dầu mụn, nên ưu tiên các loại kem chống nắng có các đặc tính sau:
- Có kết cấu nhẹ, hấp thụ nhanh chóng và không nhờn.
- Ưu tiên các thành phần dịu nhẹ và không độc hại, không chứa hương liệu và chất bảo quản gây hại cho da.
- Với kem chống nắng hàng ngày, các bạn nên chọn loại có chỉ số chống nắng trung bình, tránh trường hợp lượng chống nắng quá nhiều hoặc quá ít sẽ không tốt cho da.
Lưu ý khi trong quá trình chăm sóc da dầu mụn tại nhà
Vệ sinh cho da dầu mụn
Để giảm mụn, trước tiên bạn phải tiêu diệt các loại vi khuẩn gây mụn. Giữ cho khuôn mặt của bạn sạch sẽ là cách tốt nhất để loại bỏ bụi bẩn tích tụ và giữ cho làn da của bạn khô ráo. Bụi bẩn sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông và nó là nguyên nhân gây ra sự phát triển của vi khuẩn gây mụn.
Ngoài việc rửa mặt hai lần/ ngày (sáng, tối), hãy tẩy tế bào chết 1 đến 2 lần một tuần để làn da mới có cơ hội tái tạo liên tục. Vào cuối ngày, dù bạn có trang điểm hay không, hãy sử dụng nước tẩy trang.
Cung cấp nước thường xuyên
Da mặt thiếu độ ẩm chính là nguyên nhân khiến da tiết nhiều dầu hơn. Da của chúng ta tự động tiết bã nhờn để giữ ẩm cho da mặt khi quá khô và căng. Da nhờn khi tiếp xúc với bụi bẩn từ môi trường bên ngoài làm gia tăng mụn trứng cá. Nếu bạn muốn cải thiện, hãy giữ ẩm cho da mặt bằng cách sử dụng các sản phẩm cấp ẩm, giữ nước như serum HA, kem dưỡng ẩm và uống nhiều nước. Cung cấp nước đầy đủ để tăng cường độ đàn hồi, rạng rỡ và mềm mại của da.
Nên sử dụng sản phẩm có độ pH phù hợp
Độ pH quá thấp hay quá cao đều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn. Các bạn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm không chứa cồn, đặc biệt là sữa rửa mặt dạng gel, để tránh tạo quá nhiều bọt trên vùng da nhạy cảm, dễ nổi mụn này
Chăm sóc da mụn thường xuyên
Chăm sóc da bị mụn không chỉ giúp hạn chế các tình trạng gây ra mụn mà còn giúp da trắng sáng, rạng rỡ. Nếu bạn không xây dựng một chu trình riêng để chăm sóc duy trì làn da dễ lên mụn. Hoặc không chăm sóc thường xuyên thì dù thời điểm này bạn đã sạch mụn thì thời gian sau mụn trứng cá sẽ quay lại. Ngoài ra, nếu bạn đang bị mụn, thì không nên tự ý nặn mụn bằng tay hoặc lạm dụng thuốc bôi ngoài da. Các sản phẩm treatment thường sẽ khiến da bị khô hơn, dễ kích ứng hơn, nên nếu không cẩn trọng thì có thể để lại những hậu quả khôn lường.
Chăm sóc da thường xuyên và sử dụng tối thiểu các sản phẩm chăm sóc da có thể giúp giữ cho làn da dễ bị mụn trứng cá bình tĩnh, thông thoáng và giữ vệ sinh sạch sẽ. Điều này có thể giúp cải thiện đáng kể làn da bị mụn trứng cá.
Không dùng tay nặn mụn
Chúng ta đều biết bàn tay mình hàng ngày tiếp xúc với vô số đồ vật, nên chứa rất nhiều vi khuẩn. Nặn mụn trực tiếp bằng tay làm tăng nguy cơ đưa vi khuẩn tiếp xúc với mụn, khiến tình trạng viêm càng nặng hơn. Nếu có điều kiện, bạn nên đến các trung tâm da liễu uy tín hoặc dùng dụng cụ chuyên dụng đã được khử trùng đầy đủ để nặn mụn. Nếu bạn không có thời gian, điều kiện đến các cơ sở thẩm mỹ, da liễu uy tín, thì bạn có thể tham khảo bài viết mà Bác sĩ Ngọc đã chia sẻ về cách nặn mụn an toàn tại nhà.
Hạn chế trang điểm khi có thể
Nếu bạn lạm dụng việc trang điểm để che đi những nốt mụn, vết thâm trong thời gian dài, cũng như không chú trọng đến việc làm sạch da thì sẽ khiến da bị bí, bít tắc lỗ chân lông. Nền da nhờn, dễ nổi mụn, lại thêm việc bít tắc lỗ chân lông thì sẽ dễ bị kích ứng và mụn nặng hơn. Do đó, trong quá trình chăm sóc da, bạn nên hạn chế trang điểm, giữ cho bề mặt da khô thoáng và giảm thiểu các bước trang điểm để tránh bít tắc lỗ chân lông, nguy cơ kích ứng da từ mỹ phẩm.(4)
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Việc bổ sung thực phẩm dinh dưỡng, ăn uống không phải là cách giúp bạn hết mụn nhưng đây lại là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xử lý mụn có tốt hay không. Một số lưu ý bạn cần quan tâm như: Trong quá trình bị mụn, chữa mụn và đặc biệt là mụn viêm, hãy hạn chế những thành phần có chứa nhiều đường, lượng đường cao.
Sữa bò cũng cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ, hãy chú ý nên sử dụng không quá 1 ly/ ngày. Các sản phẩm chứa hàm lượng đường có ảnh hưởng đến tình trạng viêm bao gồm cả các loại hoa quả cũng cần để tâm đến chỉ số đường huyết. Với những sản phẩm có chỉ số đường huyết trên 70 cần hạn chế việc bổ sung quá nhiều. Bên cạnh những loại thực phẩm nói trên thì bổ sung thực phẩm giàu kẽm giúp giảm viêm an toàn, hỗ trợ kiềm dầu như hàu, hạt bí, rau củ quả,…
Chế độ sinh hoạt khoa học đều đặn
Chế độ sinh hoạt cần khoa học nhưng nếu khoa học mà không đều đặn thì hiệu quả cũng sẽ không được như bạn mong muốn. Điều cơ bản nhất cho một chế độ khoa học chính là việc ngủ sớm – dậy sớm. Vì nếu giờ giấc mất cân đối thì các thói quen hoạt động hằng ngày cũng sẽ bị đảo lộn.
Hạn chế các thói quen xấu như: sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,…hạn chế sự tác động của ánh sáng xanh với da. Bởi chúng cũng chính là một phần nguyên nhân khiến da vướng phải tình trạng lão hóa từ từ.
Giữ gìn vệ sinh chăn gối, ga giường
Một điều cần lưu ý trong quá trình Chăm sóc da dầu mụn hay chữa mụn đều phải làm đó là hạn chế sự tiếp xúc, ma sát với da. Trong thời gian ngủ việc tiếp xúc với chăn gối ga giường sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến làn da, da mụn, mụn viêm. Và đặc biệt với ai có thói quen nằm nghiêng khả năng bị tỳ đè cao. Đó là những nguyên nhân mà các vật dụng có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với da cần được làm sạch.
Duy trì thói quen tập thể dục
Trong quá trình tập thể dục cơ thể sẽ giải phóng độc tố dễ dàng hơn thông qua việc đổ mồ hôi. Bên cạnh đó còn làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp bạn có lối sống lành mạnh hơn, cơ thể khỏe mạnh, làn da săn chắc. Tập thể dục còn là khoảng thời gian cơ thể được vận động liên tục, tăng cường lưu thông máu, giảm stress.
Điều đó rất có lợi đối với những trường hợp bị mụn trứng cá, nó làm cho khả năng hấp thụ oxy và chất dinh dưỡng cho làn da được tốt hơn, cải thiện các nếp nhăn, dấu hiệu lão hóa diễn ra chậm hơn,…
Vậy là ở bài viết này Bác sĩ da liễu Nguyễn Ngọc đã chia sẻ cho các bạn những cách chăm sóc da dầu mụn từ A – Z để giúp cho các bạn có làn da dầu mụn có thể xử lý mụn hiệu quả rồi. Hy vọng là bài viết hữu ích cho các bạn và nếu các bạn vẫn còn thắc mắc thì có thể gửi tin nhắn hoặc liên hệ qua hotline mình sẽ hỗ trợ giải đáp cho các bạn nhé !
Liên hệ với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc
► Fanpage: https://www.facebook.com/bsnguyenngoc
► Messenger:: http://m.me/bsnguyenngoc
► Tiktok: https://www.tiktok.com/@bsnguyenngoc
► Nhóm Skincare Khoa học cùng Bác sĩ Ngọc : https://www.facebook.com/groups/skincarecungbacsingoc
► Website: https://bsnguyenngoc.vn/
(1). Dana Murray. 2017.Does Having Oily Skin Mean I’ll Get Less Wrinkles? https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/oily-skin-aging Ngày truy cập: 08/01/2023 (2)(3)(4)(5). MARISA COHEN. 2021. The Best Acne-Fighting Skincare Routine, According to Dermatologists https://www.goodhousekeeping.com/beauty/anti-aging/a37856790/acne-skincare-routine/ Ngày truy cập: 08/01/2023