Dùng Retinol bị sạm da phải làm sao?

Sau tuổi 30, các tế bào da tái tạo chậm hơn, da mặt trở nên khô, xỉn màu, kém đàn hồi, bị nám, sạm da, đen sạm và nhiều nếp nhăn. Do đó, nhiều bạn chuyển sang sử dụng retinol để thúc đẩy quá trình tái tạo da để có làn da trẻ trung, mịn màng hơn. Tuy nhiên, nhiều người dùng retinol lại bị sạm da, bị ngứa và các kích ứng da khác. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục dùng retinol bị sạm da phải làm sao? Điều này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của bác sĩ Nguyễn Ngọc.

Dùng Retinol bị sạm da phải làm sao?
Dùng Retinol bị sạm da phải làm sao?

Nguyên nhân dùng Retinol bị sạm da

Retinol thường được dùng như một thuật ngữ chung để chỉ các sản phẩm bôi ngoài da có chứa dẫn xuất vitamin A giúp kích thích da trắng mịn và trẻ hóa làn da. Nhưng sự thật là, sử dụng retinol có thể làm da bạn sạm đi. Để tránh tác dụng không mong muốn này, điều quan trọng là phải hiểu tại sao retinol lại làm da bạn bị sạm. Dưới đây là một số nguyên nhân dùng sản phẩm chứa retinol bị sạm da:

Sử dụng sai nồng độ

Các bạn chỉ sử dụng một lượng nhỏ kem trong lần thoa đầu tiên và chọn sản phẩm có retinol nồng độ thấp 0,1-0,3% để giảm tình trạng tăng sắc tố và da không đều màu. Sau một thời gian, khi da đã quen với retinol, bạn có thể tăng dần nồng độ lên 0,5% hoặc 1%. Không nên lựa chọn retinol nồng độ cao ngay từ đầu trong bất kỳ trường hợp nào để tránh da bị kích ứng, bắt nắng khi sử dụng retinol. Ngoài ra, trong hai tuần đầu tiên, bạn có thể tăng dần tần suất sử dụng từ ba ngày một lần và khi da đã quen, bạn có thể sử dụng hàng ngày. Đặc biệt, các bác sĩ da liễu khuyên chỉ nên thoa retinol lên da vào ban đêm.

Cơ chế hoạt động không phù hợp với da

Retinol làm tăng sản xuất collagen và đẩy nhanh quá trình thay thế tế bào da, mang lại cho da đầy đặn hơn. Do đó, phương pháp điều trị này rất lý tưởng để cải thiện làn da xỉn màu, giảm thiểu nếp nhăn, làm đều màu da và thu nhỏ kích thước lỗ chân lông.

Retinol chuyển thành axit retinoic khi thoa lên da. Sự chuyển hóa phụ thuộc vào độ pH của da. Độ pH từ 5-6 thường là phù hợp để retinol hoạt động.

Nguyên nhân dùng Retinol bị sạm da
Cơ chế hoạt động không phù hợp với da

Da bị kích ứng

Mặc dù retinol được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt để sử dụng trong thẩm mỹ da liễu. Nhưng điều này không có nghĩa là retinol mang lại tác dụng phụ, kích ứng. Người dùng retinol thường xuyên báo cáo tình trạng khô và kích ứng, đặc biệt là người dùng mới. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm đỏ da, ngứa và bong tróc.

Không sử dụng kem chống nắng

Bản chất của retinol là làm mới làn da bằng cách tái tạo, đó là lý do tại sao da bạn sẽ đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Nếu bạn không sử dụng kem chống nắng, retinol có thể trở thành hoạt chất gây tăng sắc tố, nếp nhăn và vết thâm. Thậm chí còn gây ra tình trạng này nặng hơn so với khi bạn không sử dụng.

Để ngăn ngừa sạm da do retinol, bạn nên đặc biệt cẩn thận bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Việc sử dụng kem chống nắng không đủ có thể dẫn đến quá trình tái tạo da bị tổn thương do tia cực tím, khiến da trở nên sẫm màu hơn. Lượng khuyến cáo cho kem chống nắng là 2 mg/cm2, tùy thuộc vào diện tích da mặt hay vùng da cần chống nắng.

Xem thêm bài viết:

Không sử dụng dưỡng ẩm

Nếu da của bạn chưa quen với retinol, hãy dùng thêm sản phẩm có bổ sung thành phần dưỡng ẩm trước và sau khi sử dụng retinol. Thông thường, retinol sẽ khiến da bạn khô và bong tróc nếu bị mất nước. Do đó, sau khi sử dụng retinol trong thời gian dài, bạn nên thoa một lớp kem dưỡng ẩm mỏng để giữ cho hàng rào bảo vệ da khỏe nhất có thể.

Xem thêm bài viết: Retinol nên kết hợp với kem dưỡng ẩm nào?

Sử dụng sai quy trình skincare

Theo quy trình chăm sóc da của bạn, bạn nên thoa retinol trước kem dưỡng ẩm. Vì retinol là thành phần điều trị, nên nó nên được thoa trước, sau đó là một số lớp dưỡng. Hãy luôn nhớ rằng, đặc biệt là khi dưỡng da ban đêm, dưỡng ẩm chính là bước cuối cùng “khóa” các lớp dưỡng da trước đó.

Nguyên nhân dùng Retinol bị sạm da
Sử dụng sai quy trình skincare

Dùng Retinol bị sạm da phải làm sao?

Nếu bạn sử dụng retinol bị sạm da thì với kinh nghiệm tư vấn chăm sóc da cho nhiều khách hàng của bác sĩ Nguyễn Ngọc thì mình khuyên bạn dừng lại một thời gian. Đồng thời cần điều chỉnh cách chăm sóc da và áp dụng một số biện pháp khắc phục như:

Ban ngày

  • Hãy tạo thói quen cho bản thân thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài. Nhớ bôi lại kem sau mỗi 2-3 tiếng nếu bạn phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng. 
  • Mặc áo dài, đội mũ rộng vành và đeo kính râm để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. 
  • Hạn chế ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều khi tia UV hoạt động mạnh nhất.

Buổi tối

  • Retinol nên dùng chủ yếu vào buổi tối để tránh bắt nắng
  • Sau khi sử dụng hoạt chất này, da sẽ bị viêm nhẹ và yếu đi. Thoa kem dưỡng da hoặc serum để làm dịu làn da của bạn và tránh các tác dụng phụ bỏng rát do retinol gây ra.
  • Để retinol phát huy hiệu quả trên da thì phải sử dụng từ 8-12 tuần để phân tán lượng hắc tố melanin dần biến mất.
  • Tuy nhiên, nếu da bạn xuất hiện các phản ứng như mẩn đỏ, ngứa hoặc dị ứng, bạn nên ngừng sử dụng retinol để tránh tình trạng da trở nên tồi tệ hơn.
Dùng retinol bị sạm da phải làm sao?
Điều chỉnh cách chăm sóc da và áp dụng một số biện pháp khắc phục

Dùng Retinol bị sạm da bao lâu?

Qua nhiều lần hướng dẫn chăm sóc da cho khách hàng bác sĩ Nguyễn Ngọc nhận thấy các bạn có thể bị sạm da sau vài tuần đầu sử dụng Retinol. Điều này là do da chúng ta bị nhạy cảm hơn trước tác động của ánh nắng mặt trời nên dễ bị sạm da hơn. Bác sĩ Nguyễn Ngọc khuyên các bạn nên chống nắng thật kĩ giai đoạn này.

Dùng retinol bị sạm da bao lâu?
Dùng retinol bị sạm da bao lâu?

Cách sử dụng Retinol hạn chế sạm da

Để đảm bảo an toàn cho da, hãy bôi retinol nồng độ thấp (0,25% đến 0,3%) và kiểm tra tác dụng phụ trên da. Sau đó tăng dần nồng độ thích hợp. Hãy kết hợp retinol vào quy trình chăm sóc da của bạn theo những cách sau: 

  • Bước 1: Làm sạch da: Loại bỏ bụi bẩn và lớp trang điểm trên mặt bằng bông tẩy trang. 
  • Bước 2: Rửa mặt: Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ dầu thừa và lớp kem chống nắng còn sót lại để da hấp thụ dưỡng chất ở bước tiếp theo tốt hơn. 
  • Bước 3: Dùng toner cân bằng lại độ pH cho da 
  • Bước 4: Thoa Retinol: Lưu ý bạn cần để da khô tự nhiên trước khi thoa một lượng nhỏ retinol lên mặt. 
  • Bước 5: Dưỡng và làm dịu da bằng kem dưỡng hoặc serum để kiểm soát tác dụng của retinol. 
  • Bước 6: Thoa kem chống nắng đúng, đủ lượng, các bạn có thể bổ sung thêm viên uống chống nắng. Ngoài ra bạn cũng cần che chắn thật kỹ bằng mũ, áo trước khi ra ngoài.

Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn tìm hiểu được thông tin về việc Dùng retinol bị sạm da phải làm sao? Các bạn cũng có thể nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ Nguyễn Ngọc qua hotline hoặc bằng cách bấm gửi tin nhắn qua page Bác sĩ da liễu Nguyễn Ngọc.

Liên hệ với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc

► Fanpage: https://www.facebook.com/bsnguyenngoc

► Messager: http://m.me/bsnguyenngoc

► Tiktok: https://www.tiktok.com/@bsnguyenngoc

► Nhóm Skincare Khoa học cùng Bác sĩ Ngọc : https://www.facebook.com/groups/skincarecungbacsingoc

► Website: https://bsnguyenngoc.vn/

Câu hỏi thường gặp

Dùng retinol Obagi bị sạm da hay không?

Như đã đề cập ở trên, dùng Retinol có thể bị sạm da vậy nên Retinol Obagi cũng không ngoại lệ. Nếu bạn dùng retinol Obagi bị sạm da thì có thể áp dụng các phương pháp bác sĩ Nguyễn Ngọc đã đề cập ở trên nhé.

Retinol có làm giảm sắc tố melanin không?

Retinol rất hữu ích trong điều trị chứng tăng sắc tố da vì hoạt chất này làm giảm hắc tố melanin biểu bì. Retinol ngăn chặn quá trình phiên mã của tyrosinase, gây bong vảy, phân tán các hạt sắc tố tế bào sừng và tăng cường tái tạo tế bào biểu bì.

Retinol có kích thích hắc tố không?

Retinol ảnh hưởng tới chức năng của các tế bào hắc tố, tạo ra sự sắp xếp đều đặn của hắc tố trong lớp biểu bì. Hoạt chất này cũng ngăn chặn quá trình vận chuyển hắc tố đến các tế bào biểu bì và làm giảm hoạt động của các tế bào hắc tố

Retinol có làm sắc tố sẫm màu hơn không?

Nếu sản phẩm chứa retinol bạn đang dùng quá mạnh đối với làn da, thì có thể gây viêm nhiễm. Đồng thời làn da sẽ sậm màu hơn và có thể có nguy cơ làm sắc tố sẫm màu hơn.

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *