15 Cách trị thâm sau khi nặn mụn đơn giản ngay tại nhà

Hôm nay bác sĩ Nguyễn Ngọc sẽ quay trở lại với chủ đề: “15 Cách trị thâm sau khi nặn mụn”. Và với chủ đề trị thâm sau nặn mụn ngày hôm nay thì bác sĩ Nguyễn Ngọc sẽ có hai phần để làm rõ cho các bạn, phần đầu tiên đó là tại sao sau mụn chúng ta lại có thâm và phần thứ hai là cách để chúng ta có thể trị thâm sau nặn mụn hiệu quả.

trị thâm sau khi nặn mụn
Trị thâm sau khi nặn mụn

Tại sao lại bị thâm sau khi nặn mụn? 

Nói qua về thâm mụn một chút thì vết thâm, đối với nguyên nhân do mụn thì phần lớn chỉ tồn tại ở thượng bì thôi tức là tăng sắc tố ở nông. Và có tên gọi chung cho nhóm thâm này là “tăng sắc tố sau viêm” – tăng sắc tố sau một phản ứng viêm. Tên tiếng Anh là PIH – Post inflammatory hyperpigmentation.

Vì sao lại có phản ứng như thế này? Thì cần nói qua một chút về cấu trúc da. Ở lớp đáy của da thì có một tế bào là melanocyte có nhiệm vụ là sản sinh ra sắc tố Melanin để có thể bao bọc xung quanh tế bào và bảo vệ tế bào khỏi những tác động của tia UV để giảm thiểu nguy cơ ung thư da. 

Đối với mụn, tại sao chúng ta lại bị thâm, thâm nhiều như vậy? Tại những nơi có phản ứng viêm, thì da chúng ta nhận biết được những tín hiệu đó. Đó là nơi yếu hơn ở những vùng da xung quanh nên nó cần nhiều sự bảo vệ hơn. Cũng vì cần nhiều sự bảo vệ hơn nên những vùng da đó sẽ được đưa lên sắc tố melanin nhiều hơn để bao bọc xung quanh tế bào, để bảo vệ vùng da bị tổn thương. Bởi vì viêm nên da yếu hơn và khi mụn đi khỏi thì bị thâm rất nhiều. Đó là tăng sắc tố sau viêm và là thâm mụn.

Tại sao lại bị thâm sau khi nặn mụn? 

Cách trị thâm sau khi nặn mụn tại nhà

Trước tiên, để mà nói đến nặn mụn thì các bạn cần đảm bảo là có cơ sở uy tín. Chúng ta cần đảm bảo trước khi nặn, trong khi nặn và sau khi nặn đều phải đảm bảo vệ sinh và thực hiện đúng đủ quy trình nặn mụn chuẩn y khoa. Nhưng dù sao thì sau khi nặn mụn xong chúng ta cũng sẽ có những vết thâm để lại. Vậy làm thế nào để giảm thâm sau nặn mụn? Các bạn cùng tìm hiểu với bác sĩ Ngọc cách trị thâm đỏ sau khi nặn mụn nhé!

YouTube video

1. Không nặn mụn non

Đó là chúng ta sẽ không cạy nặn mụn non. Không cạy nặn mụn non đó là chúng ta sẽ không cạy nặn mụn khi nhân mụn chưa gom cồi và chưa đẩy lên để trồi nhân ra bên ngoài. Ví dụ như mụn đang viêm, đang đỏ nhiều và còn đau thì chúng ta không nên nặn ở thời điểm này. 

2. Bôi thuốc giảm viêm mụn

Thứ hai là chúng ta hãy bôi thuốc giảm viêm mụn. Nhiều bạn thì cứ nghĩ rằng lấy nhân mụn xong là xong. Thực chất thì không phải là như vậy. Bởi vì phần phản ứng viêm mà chúng ta nhìn thấy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm thôi tức là khi chúng ta lấy được nốt mụn ra rồi thì phản ứng viêm âm ỉ vẫn còn nên nó sẽ còn tiếp tục sản sinh sắc tố melanin nên nó sẽ vẫn thâm. Một số loại chúng ta có thể sử dụng bôi giảm viêm sau nặn mụn có thể là Azelaic Acid hoặc kháng sinh bôi,…

Tại sao lại bị thâm sau khi nặn mụn? 

3. Sử dụng kem trị thâm sau khi nặn mụn

Thứ ba là các bạn có thể kết hợp các loại kem trị thâm ví dụ như Niacinamide, Azelaic Acid, AHA,… Đó là những thành phần chúng ta có thể kết hợp thêm để trị thâm mụn.

4. Chống nắng kỹ sau khi nặn mụn

 Thứ tư là điều mà các bạn đã nghe đến nhiều rồi: Chúng ta cần chống nắng kỹ. Nhìn chung thâm ở thượng bì thì chỉ cần chống nắng kĩ là đã đỡ rồi. Và hơn nữa là nếu các bạn bôi đủ loại trị thâm mà không chống nắng thì nó cũng vô nghĩa thôi.

5. Uống viên thuốc để trị thâm sau khi nặn mụn

Thứ năm là chúng ta có thể dùng thêm các viên uống để trắng da và trị thâm ví dụ như: Tranexamic Acid, Glutathione, Vitamin C,… cùng các biện pháp ở trên thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. 

6. Chườm đá lạnh giảm sưng và làm dịu da

Chườm đá lạnh là một trong số các phương pháp trị thâm sau nặn mụn hiệu quả và rất tiết kiệm. Đá lạnh sẽ làm dịu da, giảm sưng tấy và tổn thương bởi nó làm các mạch máu co lại, giảm lưu thông máu và làm giảm ứ dịch ở khu vực bị tổn thương.  Vì vậy, đây là cách hữu hiệu và đơn giản nhất để giảm sưng và làm dịu da khi nặn mụn tại nhà.

Các bạn có thể tham khảo cách chườm đá lạnh sau :

  • Bước 1: Làm sạch vùng da bị sưng bằng nước sạch hoặc sữa rửa mặt.
  • Bước 2: Dùng khăn sạch bọc đá lạnh, chườm lên xung quanh vùng da bị sưng xoay tròn trong vòng 10 – 15 phút. Nếu trong quá trình chườm đá mà bạn cảm thấy quá lạnh thì nên dừng lại một lúc rồi mới tiếp tục.

Chườm đá lạnh giảm sưng và làm dịu da

7. Vệ sinh nước muối sinh lý sau khi nặn mụn

Da rất dễ bị tổn thương sau khi nặn mụn, khi đó bạn cần phải vệ sinh và sát trùng da mặt để đảm bảo da được sạch sẽ không gây kích ứng, ngăn ngừa viêm nhiễm. Tuy nhiên bạn không nên vệ sinh bằng cách sử dụng sữa rửa mặt ngay mà thay vào đó hãy dùng nước muối sinh lý.

Bạn hãy dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng vùng da vừa nặn mụn rồi lau lại 1 lần với nước sạch.

8. Lá nha đam trị thâm đỏ sau khi nặn mụn

Nha đam vốn được biết đến là “thần dược” cho làn da với rất nhiều công dụng trong việc chăm sóc da. Ngoài công dụng làm mờ sẹo, ngăn ngừa mụn, giúp da săn chắc hơn, chống viêm da mà nó còn giúp phục hồi các vết thâm và giảm sưng đỏ trên mặt.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm phần thịt nha đam vào nước muối trong 10 phút rồi rửa sạch
  • Bước 2: Xay nhuyễn nha đam đã ngâm 
  • Bước 3: Làm sạch mặt, có thể dùng sữa rửa mặt
  • Bước 4: Đắp hỗn hợp nha đam đã xay nhuyễn bên trên lên da khu vực nặn mụn trong vòng 10 – 15 phút
  • Bước 5: Vệ sinh, rửa sạch lại mặt bằng nước ấm

Lá nha đam trị thâm đỏ sau khi nặn mụn

9. Trị thâm sau khi nặn mụn bằng nghệ

Thành phần có trong tinh bột nghệ gồm:

  • Chất chống oxy hóa: giảm sưng viêm, sát trùng, làm lành vết thương
  • Vitamin, khoáng chất: Dưỡng da, giảm thâm đỏ, phục hồi da bị tổn thương

Các bạn có thể kết hợp tinh bột nghệ với dầu dừa để làm mặt nạ theo các bước sau:

  • Bước 1: Trộn đều dầu dừa với tinh bột nghệ
  • Bước 2: Rửa sạch da mặt, bạn có thể sử dụng nước ấm hoặc sữa rửa mặt
  • Bước 3: Thoa đều hỗn hợp đã trộn bên trên lên da mặt
  • Bước 4: Vệ sinh, rửa sạch lại mặt bằng nước ấm

10. Mật ong trị thâm sau khi nặn mụn

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Vệ sinh da mặt bằng nước ấm hoặc sữa rửa mặt
  • Bước 2: Thoa mật ong lên vùng da bị thâm đỏ rồi massage nhẹ nhàng
  • Bước 3: Giữ lớp mật ong và nằm thư giãn trong khoảng 10 – 15 phút
  • Bước 4: Vệ sinh, rửa sạch lại mặt bằng nước ấm

Đây là cách giúp bạn sát khuẩn, khử trùng, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm sưng đỏ, làm lành vết sưng, thu nhỏ lỗ chân lông, giúp da mịn màng và ngăn ngừa mụn tái phát.

Mật ong trị thâm sau khi nặn mụn

11. Sử dụng sữa chua để trị thâm đỏ

Các bạn có thể sử dụng sữa chua không đường để trị thâm đỏ vì trong sữa chua không đường có lượng vitamin C lớn cùng một số lợi khuẩn tốt cho da. Các bạn có thể kết hợp sữa chua không đường với một số loại sau đây để làm mặt nạ:

  • Sữa chua kết hợp với bột nghệ
  • Sữa chua và mật ong
  • Sữa chua, trứng gà 
  • Sữa chua và bột yến mạch
  • Sữa chua kết hợp nước chanh
  • Sữa chua kết hợp baking soda

12. Tinh dầu trà trị thâm đỏ sau khi nặn mụn rất tốt

Tình dầu trà có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm thâm đỏ rất tốt bằng cách:

  • Vệ sinh, rửa sạch mặt bằng nước ấm hoặc sữa rửa mặt
  • Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm trà  với 1 thìa dầu ô liu
  • Thoa hỗn hợp trên lên mặt khoảng 1 tiếng
  • Cuối cùng là rửa lại mặt bằng nước ấm.

13. Sử dụng trà túi trị thâm sau nặn mụn

Bên trong túi trà có thành phần tanin giúp làm giảm sưng đỏ, trị thâm, cải thiện làn da và ngăn ngừa mụn tái phát.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy 1 – 2 túi trà vừa ngâm vắt bớt nước
  • Bước 2: Đắp túi trà lên vùng da vừa nặn mụn trong vòng 10 phút 
  • Bước 3: Vệ sinh, rửa sạch lại mặt bằng nước ấm

14. Sử dụng dưa chuột trị thâm đỏ sau khi nặn

Thành phần có trong dưa chuột gồm có vitamin C, chất xơ,.. và đặc biệt là chất chống oxy hóa, do vậy nó có tác dụng làm mờ các vết thâm đỏ, phục hồi tổn thương da. Với chỉ 1 quả dưa chuột, các bạn thái lát rồi đắp lên mặt trong khoảng 15 phút, rồi rửa lại bằng nước ấm.

Sử dụng dưa chuột trị thâm đỏ sau khi nặn

15. Cách trị thâm đỏ sau khi nặn mụn bằng chuối tiêu

Thành phần của chuối tiêu gồm có: vitamin A, vitamin C, sắt, kali,… Nó có tác dụng giảm nám, chống nhăn, se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa lão hóa và đặc biệt là nó có thể trị thâm đỏ sau nặn mụn một cách nhanh chóng.

Những lưu ý trị thâm sau khi nặn mụn

Sau đây là những lưu ý khi trị thâm sau khu nặn mụn:

  • Luôn giữ da sạch sẽ, thông thoáng: Làm sạch mặt thường xuyên giúp ngăn chặn bụi bẩn và vi khuẩn, đẩy nhanh quá trình điều trị thâm đỏ.
  • Không cho tay lên mặt, không tự ý cạy mụn: Tự nặn mụn sẽ khiến mụn ngày càng tệ hơn và xuất hiện vết thâm.
  • Thoa kem chống nắng hằng ngày: Hãy chọn các loại kem chống nắng phù hợp và thoa kem để chống được tia UV nhằm tránh bị thâm đỏ do tia UV gây ra.
  • Có chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa mụn hiệu quả.
  • Hạn chế tập luyện thể thao: Tập thể thao sẽ khiến da toát mồ hôi nhiều sẽ khiến tình trạng viêm da nặng hơn. Vì vậy, bạn nên tập thể thao lại sau từ 2 – 3 ngày kể từ ngày nặn mụn
  • Hạn chế trang điểm: Sau khi nặn mụn, các bạn nên hạn chế trang điểm để da được thông thoáng, da sẽ mau lành hơn.
  • Tạm ngừng tẩy da chết: nên tạm ngưng tẩy da chết để tránh cọ xát gây tổn thương vùng da nhạy cảm sau nặn mụn.
  • Những phương pháp trị thâm sau nặn mụn từ dân gian còn tiềm ẩn những rủi ro cho bạn. Vì trong đó có thể có chứa các tạp chất có nguy cơ gây kích ứng da, ảnh hưởng đến da. Do vậy, Bs Ngọc khuyên bạn nên xem xét, cân nhắc kỹ trước khi quyết định sử dụng phương pháp này.

Và các bạn có thể làm tốt 5 Cách trị thâm sau khi nặn mụn mà bác sĩ da liễu Nguyễn Ngọc mới bật mí cho các bạn không nào? Hy vọng là các bạn sẽ cố gắng để làm tốt cả 5 cách này và sớm có một làn da sạch mụn và sạch thâm nhé! Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc thì có thể gửi tin nhắn qua hoặc liên hệ qua hotline mình sẽ hỗ trợ giải đáp cho các bạn nhé !

Liên hệ với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc

► Fanpage: https://www.facebook.com/bsnguyenngoc

► Messenger: http://m.me/bsnguyenngoc

► Tiktok: https://www.tiktok.com/@bsnguyenngoc

► Nhóm Skincare Khoa học cùng Bác sĩ Ngọc : https://www.facebook.com/groups/skincarecungbacsingoc

► Website: https://bsnguyenngoc.vn/

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *