Những loại mụn không nên nặn gây nguy hiểm

Mụn không tự nhiên sinh ra mà cũng chẳng tự nhiên mất đi, có nguyên nhân thì mới có sự hình thành mụn, và cũng phải có biện pháp thì mới xử lý được tốt. Tuy nhiên thì có một số những loại mụn không nên nặn vì nếu chúng ta không biết mà nặn chúng thì da sẽ có thể bị tổn thương nhiều hơn nữa. Hãy cùng tìm hiểu những loại mụn tuyệt đối không nên nặn nhé!

Những loại mụn không nên nặn gây nguy hiểm

Những loại mụn tuyệt đối không nên nặn

YouTube video

1. Mụn đầu đen

Mụn đầu đen là một loại mụn nhỏ, có đầu đen thường xuất hiện ở vùng mũi. Mụn đầu đen xuất hiện là do các nang lông bị tắc bởi các tế bào chết, bụi, vi khuẩn khiến cho lượng dầu do da tiết ra không thể thoát được ra khỏi bề mặt da, từ đó các đầu mụn bị oxy hóa do tiếp xúc trực tiếp với không khí và dần dần chuyển sang màu đen.

Đa số mọi người sẽ bị mọc loại mụn này và nghĩ rằng mụn đầu đen rất dễ nặn và không ảnh hưởng gì cả đến da. Thế nên rất nhiều người đã dùng tay nặn mụn đầu đen và việc đó thật sự không hiệu quả khi không thể lấy hết được nhân mụn còn nằm sâu trong ống nang lông khiến mụn dễ tái phát hơn đồng thời khó điều trị. Không những thế việc nặn mụn đầu đen không đúng cách còn khiến cho da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.

Vì vậy, lời khuyên của bác sĩ là các bạn không nên nặn mụn đầu đen mà thay vào đó hãy đợi mụn chín rồi sử dụng trứng gà hay cơm nóng làm mặt nạ để lột mụn hoặc sử dụng các sản phẩm đặc trị mụn.

 Mụn đầu đen

2. Mụn mọc ngược

Mụn mọc ngược là một loại mụn ẩn phía trong da hay còn gọi là mụn mọc trong. Nó là loại mụn mà khi nhìn sơ qua khó có thể biết được, chỉ khi sờ hay chạm tay vào mới thấy sưng và đau nhức khó chịu. Mụn mọc ngược thường có kích cỡ khá lớn so với các mụn khác đường kính vào khoảng trên dưới 1cm. 

Mụn mọc ngược không đến từ lý do vệ sinh da mặt chưa sạch sẽ, hiện tại các bác sĩ vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân cụ thể gây ra mụn mọc ngược.

Mụn mọc ngược là loại mụn ở mức độ nghiêm trọng và gây viêm dưới da, vì thế các bạn tuyệt đối không nên nặn. Bởi vì có nặn mụn này cũng không thể ra được và còn làm tình trạng viêm xấu thêm.

2. Mụn mủ, viêm

Mụn mủ là những nốt mụn có nhân thường nổi lên trên bề mặt da màu trắng, vàng. Đây là một thể viêm của mụn trứng cá, mụn này rất dễ vỡ bởi lớp da bề mặt mụn rất mỏng và khi vỡ nếu không vệ sinh sạch sẽ ngay thì vi khuẩn có trong mủ có thể lây lan và tạo ra mụn ở các vùng da khác.

Nguyên nhân dẫn đến mụn mủ:

  • Sinh hoạt không khoa học
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Làm việc ở trong môi trường bị ô nhiễm
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Lạm dụng mỹ phẩm
  • Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng
  • Chăm sóc da không đúng cách

Nặn mụn mủ rất nguy hiểm đặc biệt là mụn mủ đã viêm nặng và mọc ở các vị trí như cằm , xung quanh miệng, mũi. Việc này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như méo mồm, nhiễm trùng. 

Mụn mủ, viêm

3. Mụn nước

Mụn nước là mụn có dạng nốt nhỏ li ti thường khoảng dưới 5mm, bên trong chúng có thể chứa máu, huyết thanh hoặc mủ. Mụn nước thường xuất hiện ở tay và chân.

Các nguyên nhân gây mụn nước:

  • Do nhiệt độ
  • Do ma mát
  • Vết cắn của côn trùng
  • Viêm da dị ứng
  • Viêm da tiếp xúc
  • Bệnh tay chân miệng
  • Bệnh thủy đậu
  • Bệnh Zona
  • Herpes Simplex

Mụn nước trên da duy là loại mụn không quá nguy hiểm, tuy nhiên các bạn cũng không nên nặn chúng, bởi khi nặn các virus có trong mụn có thể dễ dàng lây lan sang các vùng lân cận và tiếp tục mọc thêm.

4. Mụn dày sừng nang lông

Mụn dày sừng nang lông thường gặp ở 2 bên cánh tay, 2 bên má, đùi và mông. Nó là các nốt sừng ở vị trí nang lông tạo thành các s nhô lên bề mặt da làm da thô ráp, sần sùi. Nguyên nhân xuất hiện mụn dày sừng nang lông là do sự tích tụ của keratin, protein bảo vệ da gây bít tắc nang lông. Nặn mụn dày sừng nang lông sẽ khiến da bị sưng đỏ, tổn thương da và có thể để lại sẹo trên da. Vì thế, các bạn không nên nặn loại mụn này.

Xem thêm : Cách điều trị dày sừng nang lông hiệu quả nhất hiện nay

5. U mỡ

U mỡ là một lớp chất béo tích tụ dưới da, có dạng hình tròn với kích thước to nhỏ khác nhau. U mỡ thường là vô hại và không gây đau đớn. Tuy nhiên trong một vài trường hợp khi chúng đè lên dây thần kinh thì cũng sẽ gây đau đớn. Vì vậy, nếu bạn tự ý nặn u mỡ, rất có thể sẽ vô tình tác động lực lên các dây thần kinh hoặc mạch máu, gây nguy hiểm.

6. Mụn trứng cá

Mụn trứng cá xuất hiện do dầu và các tế bào chết gây tắc nghẽn ở các nang lông. Mụn trứng cá thường có kích thước nhỏ và xuất hiện ở lưng trên, vai, mặt, trán , ngực. và ở mọi lứa tuổi.

Tự nặn mụn trứng cá có thể gây ra:

  • Nhiễm trùng (mụn mủ)
  • Mụn trứng cá trở nên nghiêm trọng và đau hơn
  • Sẹo vĩnh viễn

Vì vậy, việc cố gắng loại bỏ mụn trứng cá bằng cách nặn là không nên.

Mụn trứng cá

7. Mụn trước hoặc trong những ngày đèn đỏ

Trong những ngày của chu kỳ kinh nguyệt bạn có cảm thấy hay bực dọc, khó chịu không? Vậy mà còn phải stress thêm về những nốt mụn không mời mà đến trên da, đã vậy xử lý không tốt còn khiến chúng có cơ hội phát triển mạnh hơn. Tại sao lại như vậy?

Mụn trong ngày đèn đỏ là một trong những loại mụn không nên nặn mà các bạn cần chú ý. Vì trước và sau những ngày đèn đỏ thường có sự thay đổi hormone khiến cho cơ thể mệt mỏi, nặng nề dễ cáu gắt dù không muốn như vậy, mụn cũng dễ xuất hiện và thậm chí lên khá nhiều nếu nền da đang có sẵn mụn. Có những trường hợp mụn lên từ kỳ kinh nguyệt tháng này chưa kịp xử lý xong thì lại đến kỳ kinh mới và tình trạng này lại tiếp diễn khiến mụn càng nhiều hơn.

Mụn trước hoặc trong những ngày đèn đỏ

Mụn trong giai đoạn này thường có biểu hiện ửng đỏ và viêm do vậy không chỉ việc skincare mà lối sống sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi cũng sẽ ảnh hưởng đến da rất nhiều. Đây cũng là thời gian làn da dễ nhạy cảm nên tuyệt đối không nên nặn mụn và tự ý sờ tay lên mặt, cạy nặn mụn tùy hứng. Hãy nhớ rằng, nếu việc đó bạn không làm được thì hiệu quả chăm sóc da, xử lý mụn có thể chỉ là vô ích, hãy cân nhắc từ bỏ thói quen không mấy tốt đẹp cho da như này nhé.

8. Mụn Nhọt

Hầu hết những ai đã từng bị nhọt đều hiểu cảm giác đau nhức, sưng viêm khó chịu, đây là một dạng nhiễm trùng da thường xuất hiện ở lỗ chân lông/ tuyến bã nhờn. Phần lớn các nhọt đều do tụ cầu khuẩn gây ra, nếu không xử lý tốt sẽ hình thành dịch mủ dưới da, có thể ngày càng lớn hơn, sưng và đau.

Những trường hợp này bạn không nên tự ý nặn ra mà cần đến cơ sở y tế để chích nhọt và dùng kháng sinh tránh nhiễm khuẩn gây bội nhiễm. Những trường hợp không thực hiện tốt còn có thể nhiễm khuẩn huyết, tình trạng nghiêm trọng hơn.

9. Mụn ẩn

Mụn ẩn là dạng comedones đóng kín, với mụn ẩn để xử lý tốt nên ưu tiên những dạng sản phẩm giúp bạt sừng bong vảy, kích thích nhân mụn được đẩy ra ngoài tự nhiên. Có thể tham khảo các nhóm sản phẩm như retinoids, beta hydroxy acid, salicylic,… thay vì vội vàng tìm cách lấy nhân mụn.

Bởi lẽ khi mụn chưa sẵn sàng được đưa ra ngoài mà bạn cố tác động, phải dùng lực mạnh, tạo tổn thương để lấy nhân ra thì sẽ vừa không xử lý tốt được nhân mụn, vừa có nguy cơ viêm nhiễm và vấn đề mụn lúc này cũng sẽ nghiêm trọng hơn. Vì vậy mụn ẩn là một trong những mụn không nên nặn.

Mụn ẩn

10. Mụn chưa lên cồi

Những nốt mụn chưa lên cồi giống như mụn ẩn dưới da có thể đang viêm đỏ hoặc là những bít tắc chưa gom cồi nên việc nặn mụn hầu như khó lấy hết được nhân mụn, hoặc gây tổn thương lớn nếu cứ cố nặn.

Nặn mụn – nhân mụn không ra / ra không hết nhân – lại càng cố nặn, điều này sẽ khiến cho tình trạng da hầu hết sẽ gặp vấn đề viêm nặng hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển và hình thành mụn viêm hoặc tổn thương có diện tích lớn hơn ban đầu.

Mụn chưa lên cồi

11. Mụn thịt 

Mụn thịt nói chung có nhiều dạng khác nhau, ví dụ milia (hay còn gọi là hạt kê) khi bạn nặn không ra nhân lại càng dùng lực nặn giống như trường hợp bên trên sẽ chỉ làm tổn thương da mà không có hiệu quả. Đối với những trường hợp này nếu nhẹ thì có thể tự hết sau một thời gian dài nhờ cơ chế làn da trải qua quá trình bong da thay lớp tế bào mới, nhưng với điều kiện chăm sóc tốt để những nốt mụn như vậy không mọc mới lên.

Với những trường hợp nặng hơn hoặc kích thước lớn hơn, dày hơn, muốn xử lý sớm thì có thể đến các cơ sở như viện da liễu, bác sĩ sẽ xem xét và tư vấn bạn các phương pháp như dùng kim chích ra hoặc laser,…như vậy sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Mụn thịt 

Vậy là ở bài viết này thì bác sĩ da liễu Nguyễn Ngọc đã chỉ ra cho các bạn một số những loại mụn không nên nặn nặn để các bạn sẽ không gặp phải tình trạng sau khi nặn mụn xong da chúng ta lại bị tổn thương hơn. Hy vọng là bài viết hữu ích cho các bạn và nếu các bạn vẫn còn thắc mắc thì có thể gửi tin nhắn qua hoặc liên hệ qua hotline mình sẽ hỗ trợ giải đáp cho các bạn nhé !

Liên hệ với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc

► Fanpage: https://www.facebook.com/bsnguyenngoc

► Messager: http://m.me/bsnguyenngoc

► Tiktok: https://www.tiktok.com/@bsnguyenngoc

► Nhóm Skincare Khoa học cùng Bác sĩ Ngọc : https://www.facebook.com/groups/skincarecungbacsingoc

► Website: https://bsnguyenngoc.vn/

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *