Tự nhiên trên da xuất hiện các đám sẩn, da sần sùi thô ráp mất thẩm mỹ, đôi khi còn ngứa ngáy khó chịu mà không biết vì sao. Những dấu hiệu đó cho thấy có thể bạn đang gặp vấn đề với dày sừng nang lông, vậy thì Cách điều trị dày sừng nang lông an toàn hiệu quả và cần lưu ý điều gì không? Hãy tìm hiểu qua bài viết.
Dày sừng nang lông là gì?
Dày sừng nang lông (Keratosis pilaris) một tình trạng da thường gặp với biểu hiện đặc trưng là các nút sừng ở vị trí nang lông, tạo thành các sẩn nhô lên khỏi bề mặt da làm cho da thô ráp và sần sùi. Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa dày sừng nang lông và viêm nang lông nên khi tự mua sản phẩm về bôi thì không thấy cải thiện thậm chí còn nặng hơn. Bạn sẽ không thể trị khỏi với lý do là đã nhầm tưởng tình trạng mình đang gặp phải thành một vấn đề khác.
Nguyên nhân xuất hiện dày sừng nang lông
Nguyên nhân xuất hiện dày sừng nang lông là do sự tích tụ keratin – một loại protein cứng của lông, tóc ở trong lỗ chân lông.
Hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của sự tích tụ keratin, tuy nhiên theo các bác sĩ, có một vài lý do sau là nguy cơ cao dẫn đến dày sừng nang lông:
- Viêm da dị ứng
- Các bệnh di truyền
- Da bị khô
- Sốt cỏ khô
- Vệ sinh không sạch sẽ
- Hen suyễn
- Thừa cân
Phân biệt viêm nang lông và dày sừng nang lông
- Với dày sừng nang lông thì chỉ là những đám dày sừng, sẩn trên da và có tính đối xứng hai bên, thường xuất hiện ở các vị trí như hai bên cánh tay, hai bên đùi, mông hay cả 2 má,… . Thường gặp ở người trẻ tuổi, hay xuất hiện vào mùa đông – thời điểm có độ ẩm không khí thấp thời tiết khô hanh, có thể tái phát và bị đi bị lại. Ngoài ra dày sừng nang lông còn có tính di truyền, 50% con có bố hoặc mẹ bị dày sừng nang lông có thể sẽ bị tình trạng này.
- Khác với dày sừng nang lông, viêm nang lông là một biểu hiện của viêm và có liên quan đến yếu tố vi khuẩn gây viêm. Một số tác nhân thường gặp gây viêm nang lông như tụ cầu, nấm men, nấm sợi, virus hay thậm chí là ký sinh trùng Demodex,…
Biểu hiện của viêm nang lông đó là những sẩn đỏ có mụn mủ ở cổ nang lông và xung quanh có các quầng đỏ. Khi các nốt viêm vỡ để lại vết trợt nhỏ và có thể đóng vảy.
Đó là những điểm khác nhau dễ nhận ra khi bạn không biết mình đang gặp vấn đề gì để xử lý thì hãy gặp hoặc liên hệ với bác sĩ da liễu, bác sĩ/ chuyên gia có chuyên môn tư vấn cụ thể nhé. Chỉ khi biết da mình đang như thế nào, gặp vấn đề gì mới có phương pháp giải quyết phù hợp.
Cách điều trị dày sừng nang lông hiệu quả
Với dày sừng nang lông thì không trị dứt điểm khiến chúng biến mất mãi mãi được mà chỉ có thể làm giảm dần, kiểm soát và chăm sóc tốt để dày sừng nang lông không quay lại trên da. Nguyên tắc để điều trị dày nang lông đó là bạt sừng bong vảy và dưỡng ẩm, nếu bạn thực hiện tốt các bước chăm sóc này tình trạng sẽ dần cải thiện và duy trì không tái phát.
1. Bạt sừng bong vảy
Để có thể điều trị giảm dần tình trạng dày sừng nang lông, sẩn trên da, các đám dày sừng thì bạn có thể tham khảo về các sản phẩm tẩy da chết như: salicylic acid, acid lactic, acid alpha hydroxy,…(cũng có thể lựa chọn những loại tẩy da chết vật lý phù hợp). Và tùy tình trạng có thể bổ sung thêm các sản phẩm kem bôi tại chỗ chứa salicylic acid, vitamin A acid,…
Sử dụng các sản phẩm có thành phần trên với cơ chế bạt sừng sẽ tích cực mang đi các lớp tế bào sừng trên da giúp bề mặt được giải phóng sự bít tắc và mềm mịn dần dần. Hãy lưu ý khi chọn sản phẩm, dù là tình trạng da body nhưng nếu bạn chọn nồng độ quá cao không phù hợp cũng có thể gây kích ứng nhé.
Tẩy tế bào chết thường xuyên
Các bạn có thể điều trị dày sừng nang lông bằng cách tẩy tế bào chết thường xuyên. Nên tẩy mỗi tuần một lần bằng axit alpha hydroxy hoặc retinoids.
Nhưng các bạn nên lưu ý: chỉ nên tẩy tế bào chết nhẹ nhàng bởi nếu chà mạnh có thể gây kích ứng da và làm trầm trọng hơn các triệu chứng.
Sử dụng thuốc bôi
Có một số loại thuốc bôi dạng kem có chứa Vitamin A như Retinoid có thể làm giảm tình trạng tích tụ keratin. Nếu bạn bị viêm đỏ và sần nhiều thì có thể dùng corticoid.
Tuy nhiên các loại kem bôi này có thể gây tác dụng phụ trên da như làm kích ứng và khô da. Nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và không được tự ý sử dụng. Đặc biệt lưu ý phụ nữ có thai và dự kiến mang thai không nên dùng.
Dưỡng ẩm
Tình trạng dày sừng còn có biểu hiện của sự thiếu ẩm nên việc dưỡng ẩm mùa hanh khô cũng không thể bỏ qua. Bạn có thể chọn những loại dưỡng ẩm body nhẹ và thoáng, dùng 1-2 lần/ ngày.
Điều trị dày sừng nang lông bằng công nghệ laser
Sau khi sử dụng thuốc bôi và kem dưỡng ẩm không thuyên giảm, các bạn có thể điều trị bằng cách sử dụng phương pháp laser. Laser sẽ giúp giảm tình trạng viêm sưng, mẩn đỏ, cải thiện kết cấu da.
Lưu ý khi điều trị dày sừng nang lông
Các bạn nên lưu ý một số cách dưới đây để điều trị dày sừng nang lông hiệu quả, hạn chế nguy cơ tái phát và hạn chế những biểu hiện khó chịu:
Một số lưu ý như: Tránh tắm bằng nước nóng và sử dụng các loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh vì rất dễ làm tổn thương da. Uống đủ lượng nước cần thiết cũng là một cách giúp bạn có làn da khỏe và tươi sáng hơn, đừng quên chống nắng tốt đặc biệt là khi ra ngoài vì tác động của tia UV sẽ khiến tình trạng dày sừng càng tăng nghiêm trọng hơn.
- Tránh tắm quá lâu, không nên tắm quá 20 phút
- Tẩy tế bào chết đều đặn cũng như dưỡng ẩm da thường xuyên
- Dùng sữa tắm và xà phòng có nguồn gốc thiên nhiên để không gây kích ứng và không chà xát quá mạnh
- Không nên mặc quần áo quá bó khiến da bị ma sát trầy xước
Trên đây là những thông tin Cách điều trị dày sừng nang lông an toàn hiệu quả và cần lưu ý điều gì không, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với Bác Sĩ Da Liễu Nguyễn Ngọc, mình sẽ tư vấn chi tiết nhất.
Liên hệ với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc
► Fanpage: https://www.facebook.com/bsnguyenngoc
► Messager: http://m.me/bsnguyenngoc
► Tiktok: https://www.tiktok.com/@bsnguyenngoc
► Nhóm Skincare Khoa học cùng Bác sĩ Ngọc : https://www.facebook.com/groups/skincarecungbacsingoc
► Website: https://bsnguyenngoc.vn/
Bài viết liên quan