Tretinoin hay adapalene thường được đưa vào các sản phẩm trị mụn dưới tên chung là retinoid. Điều này đặt ra nhiều thắc mắc cho người dùng tìm hiểu và lựa chọn giữa hai sản phẩm trị mụn nêu trên. Về cơ bản, Adapalene và Tretinoin nhưng có một số khác biệt. Bài viết dưới đây của bác sĩ Nguyễn Ngọc sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của tretinoin và adapalene các tình trạng da nhé.
Giới thiệu Tretinoin
Tretinoin thuộc họ retinoid và còn được gọi với cái tên là retinoic acid vì là một dẫn xuất axit của vitamin A. Hiện nay, tretinoin là dẫn xuất vitamin A có tác dụng mạnh nhất đối với da. Tretinoin đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt và cho phép bán dưới tên thương mại Retin-A từ năm 1971.
Tretinoin thuộc nhóm mỹ phẩm, tức là thuốc nên không được tự ý sử dụng trên da. Tretinoin hiện được sản xuất dưới dạng kem hoặc gel để sử dụng trên da. Ở Hoa Kỳ và các nước Châu Âu, việc mua tretinoin rất khắt khe và không được bán nếu không có đơn của bác sĩ, nhưng ở các nước Châu Á và Việt Nam có thể dễ dàng mua được ở các hiệu thuốc lớn.
Dựa trên sự khác biệt về nồng độ tretinoin được chia thành ba loại chính: 0,025%, 0,05% và 0,1%. Tretinoin 0,025% là nồng độ thấp nhất dùng để khắc phục các tình trạng da thường gặp. Tretinoin 0,05% phù hợp cho da lão hóa có nếp nhăn, mụn và nám. Tretinoin 0,1% phù hợp cho da lão hóa, đây là loại được sử dụng mạnh mẽ nhất.
Công dụng của Tretinoin
Một số công dụng của tretinoin:
- Điều trị mụn
Tretinoin với hoạt tính mạnh có tác dụng dùng để trị mụn trứng cá từ mức độ nhẹ đến trung bình. Tretinoin sẽ thúc đẩy tế bào mới tái tạo và thay thế cho tế bào mụn cũ. Ngoài ra, tretinoin cũng giúp cho da ngăn ngừa sự hình thành mụn mới và hạn chế mụn lan rộng với tình trạng nặng hơn.
- Giảm nếp nhăn
Cùng nhờ cơ chế thúc đẩy tế bào tái tạo mới nên Tretinoin có tác dụng giảm nếp nhăn và hỗ trợ chống lại các dấu hiệu lão hóa khác. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng các sản phẩm chứa Tretinoin, làn da của bạn sẽ trở nên căng mịn, tươi sáng và trẻ trung hơn rất nhiều.
- Cải thiện sắc tố da
Da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Từ đó gây nên hiện tượng tăng sắc tố da như đốm nâu, thâm, tàn nhang… Tretinoin làm mờ vết nám, đốm nâu, tàn nhang, mang lại cho bạn làn da trắng mịn, đều màu.
Giới thiệu Adapalene
Adapalene được biết đến là thuốc điều trị mụn trứng cá. Hoạt chất này giúp làm giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá và tăng tốc độ chữa lành mụn trứng cá hiện có. Adapalene là hoạt chất thuộc nhóm thuốc retinoid. Hoạt chất này hoạt động bằng cách ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào và giảm viêm. Hiện nay, adapalene được bào bào chế dưới dạng adapalene gel như Klenzit MS, adapalene cream như differin cream.
Công dụng của Adapalene
Các công dụng của adapalene mang lại:
- Ức chế sự tăng sinh của các tế bào viêm và giảm mụn trứng cá hiệu quả.
- Có đặc tính chống viêm và làm khô mụn nhanh chóng.
- Điều trị hiệu quả mụn trứng cá, các loại mụn bọc, mụn nhân.
So sánh Adapalene và Tretinoin
Đối với mụn trứng cá nhẹ hoặc trung bình, cả tretinoin và adapalene đều mang lại sự cải thiện đáng kể về lâu dài. Một nghiên cứu cho thấy adapalene 0,1% có hiệu quả tương tự nhưng khả năng dung nạp tốt hơn trong điều trị mụn trứng cá so với tretinoin 0,025%. Có những nghiên cứu khác cho thấy tretinoin 0,05% hiệu quả hơn một chút so với adapalene 0,1%, nhưng cả hai đều có hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá. Vì vậy, adapalene là lựa chọn tốt hơn tretinoin dành cho làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng, ngứa ngáy và khó chịu.
Mặc dù cả hai đều là retinoid, nhưng chỉ tretinoin được công nhận là phương pháp điều trị chống lão hóa. Đã có vô số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt chất này giúp làm giảm nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác theo thời gian.
Mặt khác, đặc tính chống lão hóa của adapalene chưa được nghiên cứu chưa được coi là một lựa chọn để điều trị chống lão hóa. Vì vậy, ngoài việc điều trị mụn trứng cá, tretinoin là một lựa chọn tốt nếu bạn gặp các vấn đề như nếp nhăn, đốm sắc tố và các dấu hiệu lão hóa.
Xem thêm bài viết:
- Retinol và Tretinoin khác nhau như thế nào?
- Isotretinoin và Tretinoin nên dùng loại trị mụn hiệu quả
Cấu trúc của Adapalene ổn định về mặt hóa học hơn tretinoin nên có thể sử dụng cả ban ngày lẫn ban đêm. Tuy nhiên, làn da của bạn vẫn rất nhạy cảm với ánh sáng khi sử dụng adapalene, vì vậy hãy nhớ sử dụng kem chống nắng phù hợp.
Adapalene cũng có thể được sử dụng kết hợp với các thành phần có tính oxy hóa khác như benzoyl peroxide để tăng hiệu quả điều trị mụn so với khi dùng đơn độc. Xét về giá thành, tretinoin đã có mặt trên thị trường từ lâu và có hiệu quả trị sẹo mụn, lão hóa rất cao nên có rất nhiều sản phẩm từ rẻ đến đắt tùy hãng sản xuất và công nghệ. Mặt khác, adapalene được tạo ra muộn hơn, được sản xuất với số lượng nhỏ và tương đối rẻ tiền.
Nên dùng Adapalene và Tretinoin tốt hơn?
Cả adapalene và tretinoin đều tỏ ra hiệu quả trong vấn đề trị mụn trứng cá trên da qua đường bôi. Vậy nên dùng adapalene hay tretinoin thì tốt hơn, đạt hiệu quả hơn? Đối với câu hỏi này, Bs Nguyễn Ngọc nghĩ không nên so sánh trên tiêu chí cái nào tốt hơn. Thay vào đó, các bạn nên dựa trên tiêu chí tình trạng da, tình trạng mụn trứng cá để lựa chọn.
Bởi adapalene và tretinoin hướng đến 2 đối tượng mụn khác nhau. Adapalene hướng đến việc xử lý mụn trứng cá mức độ nhẹ và vừa, ít viêm hơn. Trong khi đó thì tretinoin lại vừa có khả năng xử lý mụn và còn giúp chống lão hóa cho da. Tuy nhiên thì nhóm adapalene lại ít kích ứng, dễ dung nạp hơn rất nhiều so với tretinoin.
Do đó mà tùy tình trạng và nhu cầu mối người mà sẽ có cho mình sự lựa chọn phù hợp. Nếu da bạn nhạy cảm, kích ứng, muốn xử lý mụn trứng cá thì có thể lựa chọn adapalene. Hoặc ngược lại, bạn có làn da khỏe, vừa muốn giảm mụn vừa muốn ngừa lão hóa thì có thể chọn tretinoin.
Xem thêm bài viết:
- So sánh Tretinoin và Klenzit ms loại nào tốt hơn?
Xem thêm tư vấn chi tiết từ bác sĩ Nguyễn Ngọc
Trị mụn bằng Tretinoin, Adapalene hay Retinol
Cùng Bs Nguyễn Ngọc tìm hiểu về 3 hoạt chất tretinoin, adapalene và retinol trong việc trị mụn nhé!
Đầu tiên là tretinoin, một hoạt chất mà được đánh giá là vừa có khả năng trị mụn, vừa chống lão hóa. Khả năng chống lão hóa của tretinoin thật sự rất hiệu quả, bản thân bác sĩ Nguyễn Ngọc cũng đã trải nghiệm. Còn về công dụng trị mụn, thì các nghiên cứu chỉ ra tretinoin 0.05% dạng gel có hiệu quả hơn adapalene 0.1%.
Tuy nhiên thì khả năng kích ứng thì lại mạnh mẽ hơn rất nhiều so với adapalene. Và điều cần lưu ý chính là đây là nghiên cứu tretinoin dạng gel, và nguyên chất. Còn nếu trong sản phẩm có chứa các thành phần gây bít tắc thì dùng tretinoin còn có thể gây mụn. Trên thực tế, Bs Nguyễn Ngọc đã từng trải nghiệm tretinoin cream để trị mụn thì thấy không mấy hiệu quả.
Tiếp theo là Adapalene, thành phần vô cùng nổi tiếng trong việc trị mụn với hiệu quả cao, giá thành phải chăng. Adapalene có khả năng bạt sừng, bong vảy, bình thường hóa sừng hóa, giải phòng bít tắc. Ngoài ra còn có khả năng giảm mụn viêm nhẹ trên da. Có thể thấy, Adapalene là hoạt chất khá tối ưu trong việc trị mụn vì vừa hiệu quả lại ít kích ứng. Tuy nhiên, thông thường thì adapalene sẽ hiệu quả hơn khi chúng ta kết hợp thêm hoạt chất khác. Ví dụ như benzoyl peroxide, clindamycin,…
Và cuối cùng, chúng ta sẽ cùng nói đến hoạt chất retinol nhé! Bs Nguyễn Ngọc đã tìm hiểu những nghiên cứu về retinol mà có số liệu thì không thấy nhắc đến hiệu quả trị mụn. Chỉ có những bài nội dung rất chung chung thì có đưa ra công dụng trị mụn của retinol. Và trên thực tế thì bác sĩ Nguyễn Ngọc cũng nhận thấy, dùng retinol để trị mụn thì rất ít thấy hiệu quả. Nhưng nếu dùng retinol để chống lão hóa thì mang lại hiệu quả rất tốt.
Xem thêm bài viết:
- Kết hợp Megaduo và Retinol, Tretinoin có được không?
Xem thêm tư vấn chi tiết từ bác sĩ Nguyễn Ngọc
Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn tìm hiểu được thêm về Adapalene và Tretinoin. Các bạn cũng có thể nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ Nguyễn Ngọc qua hotline hoặc bằng cách bấm gửi tin nhắn qua page Bác sĩ da liễu Nguyễn Ngọc.
Liên hệ với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc
► Fanpage: https://www.facebook.com/bsnguyenngoc
► Messager: http://m.me/bsnguyenngoc
► Tiktok: https://www.tiktok.com/@bsnguyenngoc
► Nhóm Skincare Khoa học cùng Bác sĩ Ngọc : https://www.facebook.com/groups/skincarecungbacsingoc
► Website: https://bsnguyenngoc.vn/
Bài viết liên quan