Adapalene 0.10.3 – Tazoretin 0.10.3 khác nhau như thế nào?

Biết đến nhóm retinoids với công dụng trị mụn hay chống lão hóa da thì hẳn adapalene không còn là điều quá xa lạ nữa. Nhưng với những bạn mới tham gia cộng đồng skincare hay mới bắt đầu tìm kiếm phương pháp trị mụn thì đây lại không phải là cái tên phổ biến dễ gặp. Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Ngọc tìm hiểu Tazoretin 0.1 và 0.3 khác nhau như thế nào? và chúng ta nên chọn adapalene 0.1% hay 0.3% để trị mụn hiệu quả hơn tại chia sẻ này nhé!

Tazoretin 0.1 và 0.3 khác nhau như thế nào?

Sản phẩm Tazoretin có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với chị em đang gặp phải các tình trạng da liên quan đến mụn. Nhưng sản phẩm Tazoretin này lại có hai nồng độ chính là 01% và 0.3%. Vậy điểm khác nhau giữa Tazaretin 0.1% và Tazoretin 0.3% là gì?

Dưới đây bác sĩ Nguyễn Ngọc sẽ chỉ ra một số điểm khác nhau giữa hai sản phẩm này:

Thành phần:

  • Tazoretin 0.1% hay Adapalene 0.1%: Đây là nồng độ phù hợp cho những bạn mới bắt đầu sử dụng hoặc những bạn có làn da nhạy cảm.
  • Tazoretin 0.3% hay Adapalene 0.3%: Đây là nồng độ thường được khuyến nghị sử dụng cho những bạn đã quen với việc sử dụng Tazarotene hoặc những bạn cần điều trị mụn trứng cá nặng hoặc các vấn đề lão hóa da rõ rệt hơn.

Công dụng/ hiệu quả:

Tazoretin 0.1%:

  • Trị các loại mụn trứng cá vừa và nhẹ.
  • Trị các loại mụn trứng có nhiều nhân và sần sùi.
  • Trị các loại mụn mủ, mụn trứng cá xuất hiện nhiều ở cá vùng lưng, ngực và mặt.
  • Sản phẩm giúp gom cồi mụn nhanh chóng và hiệu quả.
  • Làm giảm các dấu hiệu lão hoá trên da.

Tazoretin 0.3%:

  • Trị các loại mụn như mụn trứng cá, mụn mủ, mụn viêm sưng, mụn ẩn, mụn nội tiết, mụn đầu đen…
  • Hỗ trợ làm giảm bít tắc lỗ chân lông và bã nhờn trên da.
  • Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng trên bề mặt da
  • Làm mờ các nếp nhăn, đốm nâu, và các dấu hiệu lão hóa khác.

Tác dụng phụ:

  • Tazoretin 0.1%: Ít khả năng gây kích ứng, đỏ, và khô da hơn so với nồng độ cao. Phù hợp cho da nhạy cảm hoặc người mới bắt đầu.
  • Tazoretin 0.3%: Có thể gây kích ứng, đỏ và khô da nhiều hơn do nồng độ cao hơn. Cần theo dõi và chăm sóc da kỹ lưỡng khi sử dụng.

Cách sử dụng:

Tazoretin 0.1%:

  • Thường được sử dụng hàng ngày vào buổi tối hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Bôi lớp mỏng trên các vùng bị mụn.
  • Không sử dụng cho mẹ bầu và phụ nữ đang cho con bú.
  • Mụn trứng cá nặng không nên sử dụng vì nồng độ hơi thấp nên không có hiệu quả trên da.
  • Nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng chai mụn và nhờn thuốc.

Tazoretin 0.3%:

  • Có thể bắt đầu với tần suất thấp hơn và tăng dần theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm thiểu tác dụng phụ.
  • Phù hợp cho điều trị dài hạn với các vấn đề da nghiêm trọng.
  • Sử dụng trước sản phẩm kem dưỡng ẩm.
  • Chỉ sử dụng khi da không đáp ứng với Adapalene 0.1%.
  • Thích hợp cho những bạn có nền da khỏe, bị sẹo hoặc sẹo lõm.

Adapalene là gì?

Nếu như nhắc đến Adapalene thì có thể sẽ còn nhiều bạn vẫn ngập ngừng chưa quen với cái tên gọi này, tuy nhiên nếu bạn là một thành viên trong cộng động skincare thì chắc hẳn đã từng nghe đến cái tên differin, epiduo, klenzit c hay klenzit ms,… đúng chứ.

Các sản phẩm bác sĩ Nguyễn Ngọc vừa mới kể tên đều có thành phần chính là Adapalene và được nhiều bạn ưu ái lựa chọn trong công cuộc trị mụn của chính mình.

Nói qua về adapalene một chút thì đây chính là một retinoids thế hệ thứ 3, có cấu tạo hydrocacbon dạng mạch vòng nên có tính bền vững hơn trước tác động của ánh sáng cụ thể là tác động của tia UV.

Do vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng Adapalene vào ban ngày, và nhớ chống nắng thật tốt nhé. Khác với adapalene thì tretinoin, là retinoids thế hệ thứ nhất lại có cấu trúc hydrocacbon dạng mạch thẳng – dễ bị tia UV tác động phá hủy, độ bền vững kém hơn nên không dùng ban ngày như Adapalene.

Adapalene là gì?

Về đáp ứng trên da thì đối với Adapalene các hiện tượng như kích ứng đỏ rát hay châm chích đều nhẹ hơn và dễ dàng xử lý hơn so với kích ứng mà tretinoin (retinoids thế hệ 1 gây ra).

Vì là một retinoids cho nên những công dụng của Adpalene cũng tương tự như các sản phẩm retinoids khác. Đó là khả năng bình thường hóa sừng hóa, giải phóng bít tắc ở các cổ nang lông, đẩy những cồi mụn lên trên và bạt sừng bong vảy.

Đó là những gì mà Adpalene mang lại giúp da được thông thoáng và giảm tình trạng mụn. Đặc biệt phù hợp và ưu thế với mụn không viêm, mụn ẩn do bít tắc. Tuy nhiên thì Adapalene cũng có khả năng giúp làm giảm viêm nhẹ.

Adapalene nên kết hợp với hoạt chất nào cho hiệu quả tốt ?

Để gia tăng hiệu quả điều trị mụn, các bạn có thể kết hợp Adapalene với một số hoạt chất dưới đây:

  • Benzoyl Peroxide: Benzoyl Peroxide là hoạt chất được biết đến với công dụng trị mụn, tiêu viêm thông qua cơ chế thâm nhập vào sâu bên trong lỗ chân lông. Từ đó đưa oxy vào để tiêu diệt vi khuẩn P acne – loại khi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển rất tốt trong môi trường ám khí. Hoạt chất này cũng giúp bạt sừng, bong vảy, giúp thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn quay lại.
  • Azelaic acid: Azelaic acid là một hoạt chất thuộc nhóm dicarboxylic acid đã được nghiên cứu và chứng minh có khả năng kháng khuẩn, chống viêm.  Nên được dùng để điều trị các bệnh ngoài da phổ biến như mụn trứng cá, ngăn ngừa tái phát, thông thoáng và làm sạch lỗ chân lông hiệu quả, nhờ đó hạn chế tình trạng mụn. Một công dụng nữa mà Azelaic acid mang lại đó chính là giảm tăng sắc tố da, làm giảm thâm, mờ sẹo.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp Adapalene với kháng sinh trị mụn như Clindamycin, erythromycin,…
Adapalene nên kết hợp với hoạt chất nào cho hiệu quả tốt ?
Adapalene nên kết hợp với hoạt chất nào cho hiệu quả tốt ?

Tác dụng của Adapalene trọng việc trị mụn

Nói đến Adapalene thì các bạn có thể thấy hơi lạ một chút, nhưng nếu nghe tên các sản phẩm trị mụn như Differin, Klenzit C, Klenzit MS, Epiduo,… thì chắc hẳn là không còn xa lạ gì nữa. Trong các sản phẩm Bác sĩ Ngọc vừa kể thì thành phần chính đều có chứa Adapalene 0,1%.

Adapalene là một retinoids thế hệ thứ III, là một dạng Hidrocacbon mạch vòng nên độ bền trước tác động của ánh nắng mặt trời khá tốt. Adapalene rất phổ biến trong các phác đồ điều trị mụn.

Công dụng của Adapalene chính là làm bình thường hoá sừng hoá, giải phóng những bít tắc ở cổ nang lông. Tức là khi sử dụng Adapalene thì sẽ giải phóng bít tắc, đẩy các cồi mụn lên trên bề mặt da. Ngoài ra, Adapalene còn có tác dụng giảm viêm nhẹ.

Mặc dù Adapalene cũng có thể khiến da bị kích ứng, đỏ, rát, nhưng mức độ nhẹ nhàng hơn và cũng dễ dàng dung nạp vào da hơn so với các hoạt chất trị mụn khác.

Những tác dụng phụ này phổ biến nhất trong 4-6 tuần đầu sử dụng, sau đó kích ứng giảm dần về tần suất và mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng kích ứng này kéo dài hoặc trầm trọng hơn. Các bạn hãy ngừng sử dụng và liên hệ với bác sĩ của bạn để điều trị.

Chỉ định và chống chỉ định khi sử dụng Adapalene

Adapalene là một thành phần trị mụn thuộc nhóm retinoids, vậy nên khi sử dụng các bạn cần hiểu rõ dành cho đối tượng nào. Dưới đây là chỉ định và chống chỉ định khi sử dụng Adapalene:

Chỉ định

Adapalene được chỉ định cho:

  • Điều trị mụn trứng cá nhẹ đến trung bình, mụn sần, mụn bọc và mụn mủ.
  • Hãy sử dụng nó cho da khô, sáng mà. Điều trị mụn trứng cá trên mặt, ngực, lưng.

Chống chỉ định

Adapalene chống chỉ định:

  • Người quá mẫn cảm với thành phần adapalene.
  • Phụ nữ sắp mang thai, đang mang thai, cho con bú.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi

Liều lượng khi sử dụng Adapalene an toàn

Adapalene có nhiều công dụng, nhưng nếu không biết cách dùng thì có thể còn làm tình trạng mụn của bạn tệ hơn. Vì vậy, việc tìm hiểu liều lượng sử dụng Adapalene là điều vô cùng quan trọng.

Liều lượng cho người lớn

Dưới đây là liều lượng sử dụng Adapalene cho người lớn đối với từng mục đích khác nhau là điều trị mụn trứng cá và dưỡng da:

Mụn trứng cá

  • Sử dụng Kem Adapalene 0,1%, Gel 0,1%, Gel 0,3%.
  • Mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, sau khi làm sạch vùng da bị mụn, thoa sản phẩm này lên vùng da được chỉ định điều trị mụn. Thoa một lớp mỏng lên vùng da cần điều trị, tránh vùng mắt, miệng, khóe mũi và niêm mạc.
  • Kem dưỡng da: Mỗi ngày một lần, sau khi rửa mặt nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt không chứa xà phòng. Hãy thoa một lớp mỏng kem dưỡng da lên toàn bộ khuôn mặt và các vùng dễ bị mụn khác. Thoa một lượng bằng hạt đậu (3-4 lần) lên toàn bộ khuôn mặt. Tránh thoa kem quanh mắt, môi và niêm mạc.

Dưỡng da

Ngoài công dụng trị mụn, có thể bạn chưa biết rằng Adapalene cũng có tác dụng trong việc chống lão hoá da, trẻ hoá, căng bóng da. Lý do là vì Adapalene cũng chính là một loại retinoids thế hệ thứ ba.

Theo các nghiên cứu, Adapalene 0.3% có công dụng tương đương với tretinoin 0.05% trong việc chống lão hoá da, điều trị nếp nhăn.

Liều lượng cho trẻ em

Tiếp theo là liều lượng dùng cho trẻ em, đối với trẻ em, làn da nhạy cảm hơn nên chúng ta cũng cần đặc biệt chú ý.

Mụn trứng cá

  • Kem 0,1%, Gel 0,1%, Gel 0,3%
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: An toàn và hiệu quả chưa được báo cáo trong nhóm đối tượng này. Vì vậy, không được tự ý sử dụng khi chưa hỏi ý kiến ​​bác sĩ để giảm thiểu những tác dụng không mong muốn.
  • Trẻ em 12-18 tuổi: Thoa một lần mỗi ngày lên vùng da bị tổn thương sau khi rửa mặt và trước khi đi ngủ. Thoa một lớp mỏng lên vùng điều trị, tránh vùng mắt, miệng, khóe mũi và niêm mạc.

Dưỡng da

Đối với đối tượng trẻ em (dưới 18 tuổi), nhu cầu dưỡng da như chống lão hóa hay điều trị nếp nhăn sẽ không có. Vì vậy, theo kiến thức và chuyên môn của cá nhân Bác sĩ Nguyễn Ngọc, các bạn nhỏ ở độ tuổi từ 12-18 tuổi chưa cần thiết phải sử dụng Adapalene với mục đích là chống lão hoá da, điều trị nếp nhăn trên da.

Liều lượng khi sử dụng Adapalene
Liều lượng khi sử dụng Adapalene

Bảo quản thuốc

  • Adapalene nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
  • Ngoài ra, hãy nhớ đóng nắp sau khi sử dụng.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em
  • Sau khi mở nắp, các bạn chỉ nên sử dụng sản phẩm theo thời gian ghi trên bao bì.

Các dấu hiệu lão hóa da cần sử dụng Adapalene

Thông thường thì theo thời gian tình trạng lão hóa cũng sẽ dần xuất hiện như tình trạng mỏng da, da nhăn nheo, chảy xệ hay khô da, rát da, da không đều màu, thâm – nám – sạm,… .

Từ sau tuổi 25 tốc độ phát triển của tế bào, mức độ sản sinh collagen,…có xu hướng giảm nên những dấu hiệu lão hóa có thể bắt đầu xuất hiện mờ nhạt và tăng rõ rệt hơn khi bạn 30 – 40.

Cũng có những trường hợp do tình trạng da bị tổn thương từ sớm như mụn, viêm da hay do chăm sóc chưa được tốt, tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường khiến da lão hóa sớm. Vậy thì lựa chọn adapalene để chống lão hóa có được không hay chỉ dùng trị mụn?

Các dấu hiệu lão hóa da cần sử dụng Adapalene

Nghiên cứu & đánh giá tác dụng phụ của Adapalene 0.1% và 0.3%

Có một nghiên cứu trên 171 người trong đó có người dùng adapalene 0.1%, có người dùng adapalene 0.3%, người dùng tretinoin 0.05% và những người dùng giả dược. Trong vòng 90 ngày cho kết quả tất cả đều có cải thiện về số lượng và mức độ tổn thương hơn so với nhóm chỉ bôi giả dược, cụ thể là:

  • Hiệu quả đạt 80% từ những người dùng tretinoin 0.05% dạng gel
  • Hiệu quả đạt 70% từ những người dùng adapalene 0.3%
  • Hiệu quả đạt 59% từ những người dùng adapalene 0.1%

Qua đó có thể thấy rằng tretinoin 0.05%  mang lại hiệu quả tốt nhất và adapalene 0.3% thì kém hơn một chút, tuy nhiên những tác dụng phụ, đáp ứng trên da thì tretinoin cũng gặp nhiều và mạnh nhất. Do đó với những tình trạng mụn thông thường bạn hoàn toàn có thể lựa chọn adapalene vừa mang lại hiệu quả tốt không hề kém xa tretinoin mà còn giảm kích ứng, giảm mức độ tăng sắc tố sau viêm. Vậy nếu trị mụn thì nên chọn adapalene nồng độ 0.1% hay 0.3%?

Nghiên cứu & đánh giá hiệu quả của adapalene 0.1% và 0.3%

Dù bạn chọn adapalene nồng độ 0.1% hay 0.3% thì tác dụng trên da vẫn tương tự nhau như bạt sừng bong vảy, giải phóng bít tắc,… và tùy vào từng trường hợp để lựa chọn kết hợp với các sản phẩm như benzoyl peroxide, azelaic acid,… và đều dễ tác động kích ứng.

Thông thường một số sản phẩm cũng đã có sẵn sự kết hợp giữa retinoids với các nhóm hỗ trợ trị mụn như:

  • Adapalene với Benzoyl peroxide trong Epiduo hay Azaduo
  • Hay kết hợp với Clindamycin trong Klenzit c,… và hàm lượng được lựa chọn kết hợp an toàn đó là Adapalene 0.1%

Nghiên cứu & đánh giá tác dụng phụ của adapalene 0.1% và 0.3%

Đối tượng khuyên dùng Adapalene 0.1% và Adapalene 0.3%

Bên trên là những giải đáp cụ thể về công dụng và hiệu quả của adapalene nồng độ 0.1% và 0.3%, vậy bạn đã chọn được sản phẩm phù hợp với mình chưa? Một gợi ý nhỏ với bạn đó là, nếu bạn thuộc tuýp da nhạy cảm thì có thể chọn dùng adapalene 0.1% để trị mụn và nên nghe tư vấn từ bác sĩ nhé.

Còn với trường hợp da thường, da khỏe bạn có thể chọn adapalene 0.3% để xử lý, điều này sẽ giúp hiệu quả trị mụn tốt và còn giúp hỗ trợ chống lão hóa cho da. Nghiên cứu với tác dụng chống lão hóa trong 24 tuần đã cho rằng hiệu quả chống lão hóa của adapalene 0.3% tương đương với tretinoin 0.05%.

Đối tượng khuyên dùng Adapalene 0.1% và Adapalene 0.3%

Cách sử dụng Adapalene 0.1% và 0.3% hiệu quả

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi bôi thuốc, dùng ngón tay hoặc gạc hoặc tăm bông để trải đều thuốc.
  • Adapalene chỉ được sử dụng ngoài da và không được sử dụng trên màng nhầy của môi hoặc da mũi/miệng. Không bôi lên vết thương hở, vết bỏng, cháy nắng hoặc vùng bị chàm.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm/ gel dưỡng ẩm tùy theo tính chất của da.
  • Nếu thuốc lỡ dính vào mắt, rửa nhẹ nhàng với nhiều nước. Liên hệ và xin ý kiến của bác sĩ nếu tình trạng kích ứng mắt trở nên tồi tệ hơn. Rửa tay sau khi bôi thuốc để tránh bị dây vào mắt. Tác dụng của thuốc trở nên rõ rệt sau 8-12 tuần điều trị. Tuy nhiên, trong vài tuần đầu sử dụng adapalene, mụn trứng cá có thể trở nên tồi tệ hơn do thuốc tác động lên mụn trứng cá đã hình thành trên da.
  • Lưu ý: Sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và tần suất sử dụng trong ngày. Không được tự ý tăng giảm từng liều lượng hoặc tăng quá số lần quy định. Mụn không cải thiện nhanh chóng mà còn làm tăng nguy cơ mẩn đỏ, bong tróc và đau.

Tương tác khi sử dụng Adapalene

  • Không nên sử dụng đồng thời Adapalene với các thuốc có chất làm bong, làm se da hoặc thuốc có tính kích ứng.
  • Tối đa 1 giờ nếu được sử dụng kết hợp với thuốc kháng axit tại chỗ như dung dịch erythromycin (tối đa 4%) hoặc clindamycin phosphate (1% dưới dạng bazơ). Hoặc gel benzoyl peroxide gốc nước nên dùng vào buổi sáng và chỉ định dùng vào buổi đêm là Adapalene. Tránh trường hợp hai thuốc tương kỵ và không đạt được mục đích điều trị như mong muốn.
  • Hãy cho bác sĩ biết về các loại thuốc bạn dùng (bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng) để bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên thích hợp cho bạn.
  • Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
  • Nếu bạn đang mắc phải các bệnh lý về da như Eczema, việc sử dụng thuốc có chứa Adapalene có thể gây hoặc làm nặng thêm bệnh eczema hoặc viêm da tiết bã.

Một số lưu ý khi sử dụng Adapalene an toàn

Trước khi dùng Adapalene các bạn hãy lưu ý:

  • Báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với adapalene hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang dùng hoặc dự định dùng các loại thuốc khác (thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược, vitamin). Thậm chí cả các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày như sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm và mỹ phẩm. Một số loại khi được sử dụng với adapalene có thể làm tăng nguy cơ kích ứng da.
  • Nếu bạn có tiền sử ung thư hoặc bệnh chàm, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc kê đơn các loại thuốc an toàn và hiệu quả hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và ánh sáng nhân tạo càng nhiều càng tốt, mặc quần áo chống nắng, đeo kính râm. Ngoài ra bạn nên thoa kem chống nắng có SPF 15 trở lên, đặc biệt nếu da bạn dễ bị bỏng. sáp) trong khi sử dụng Adapalene.
  • Sử dụng trong khi mang thai hoặc cho con bú: Chưa có đủ nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng adapalene trong khi mang thai hoặc cho con bú. Nếu cần dùng thuốc, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ.
  • Thuốc này là thuộc nhóm C đối với thai kỳ. Không sử dụng Adapalene khi đang cho con bú mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ.
  • Bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp. Để xa tầm tay trẻ nhỏ.
  • Nhiều sản phẩm chăm sóc da có thể gây kích ứng nếu sử dụng cùng với adapalene, đặc biệt là những sản phẩm làm khô da hoặc chứa cồn, tinh dầu chanh, lưu huỳnh, resorcinol, acid salicylic, hoặc alpha hydroxy acid. Nếu bạn đã sử dụng các sản phẩm này, bác sĩ có thể khuyên bạn đợi cho đến khi da trở lại bình thường trước khi bắt đầu dùng adapalene.
  • Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn đang hoặc đã từng mắc bệnh ung thư hoặc eczema.
  • Không sử dụng các phương pháp sử dụng sap nóng để nhổ hoặc wax lông khi sử dụng adapalene.
  • Không nên sử dụng adapalene với lượng lớn hơn hoặc thường xuyên hơn so với hướng dẫn. Việc này không chỉ không giúp cải thiện tình trạng mụn nhanh hơn mà còn có thể gây ra mẩn đỏ, bong tróc và đau đớn nhiều hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng Adapalene an toàn
Một số lưu ý khi sử dụng Adapalene an toàn

Vậy là qua bài viết này các bạn đã biết thêm được hiệu quả của adapalene đối với làn da và chúng ta nên chọn adapalene 0.1% hay 0.3% để trị mụn hiệu quả rồi. Hy vọng là bài viết hữu ích cho các bạn và nếu các bạn vẫn còn thắc mắc thì có thể gửi tin nhắn hoặc liên hệ qua hotline mình sẽ hỗ trợ giải đáp cho các bạn nhé !

Câu hỏi thường gặp

Adapalene có trong các sản phẩm nào?

Tại Việt Nam phổ biến một số sản phẩm có chứa Adapalene.

  • Adapalene đơn thuần: Differin (Galderma), Klenzit-MS (Glenmark)
  • Adapalene & Clindamycin: Klenzit – C (Glenmark)
  • Adapalene & Benzoyl Peroxide: Epiduo (Galderma), Azaduo (Medisun)

Adapalene có những loại nào?

Hiện nay, trên thị trường, về nồng độ thì Adapalene chủ yếu có 2 loại là Adapalene 0.1% và 0.3%. Về dạng bào chế, Adapalene có hai dạng bào chế chính là dạng cream như Differin, Tazoretin 0.1%, Tazoretin 0.3% và dạng gel như Klenzit MS

Adapalene có phải retinol không?

Adapalene là retinoid thế hệ thứ ba nên có tác dụng chống lão hóa tương tự như các hoạt chất khác cùng loại như retinol và tretinoin. Adapalene thường được dùng để điều trị mụn trứng cá nhẹ đến vừa.

Adapalene có chống lão hóa không?

Adapalene có chống lão bởi vì adapalene là hoạt chất thuộc Retinoids nên có dụng chống lão hóa giống như các hoạt chất tương tự như Tretinoin hay retinol.

Adapalene 0.3 có tác dụng gì?

Adapalene 0.3 làm giảm lượng và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng gà và thúc đẩy khả năng lành mụn.

Liên hệ với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc

► Fanpage: https://www.facebook.com/bsnguyenngoc

► Messenger: http://m.me/bsnguyenngoc

► Tiktok: https://www.tiktok.com/@bsnguyenngoc

► Nhóm Skincare Khoa học cùng Bác sĩ Ngọc : https://www.facebook.com/groups/skincarecungbacsingoc

► Website: https://bsnguyenngoc.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *