Có nên trị mụn bằng Tretinoin? Cách sử dụng tretinoin trị mụn

Tretinoin được biết với nhiều công dụng như cải thiện nám da, chống lão hóa,…Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu thêm về chủ đề: “Có nên trị mụn bằng Tretinoin? Cách sử dụng tretinoin trị mụn” các bạn nhé!

 

Tretinoin là gì?

Retinoids là một nhóm của vitamin A và Tretinoin là thế hệ thứ nhất – có hiệu quả đặc biệt trong công cuộc chống lão hoá cũng như xử lý mụn hiệu quả. Trong tác động chống lão hoá thì Tretinoin lại có phần thể hiện ưu điểm tốt hơn Adapalene, retinol … . Cùng một kết quả như nhau chúng ta phải dùng đến Adapalene 0,3% trong khi với Tretinoin thì chỉ cần nồng độ 0,05% là đạt cùng kết quả.

Hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn, Tretinoin thuộc nhóm Retinoids thế hệ thứ nhất và được ứng dụng trong các liệu trình điều trị Nám, chống lão hoá và trị mụn.

trị mụn bằng Tretinoin
Retinoids là một nhóm của vitamin A và Tretinoin là thế hệ thứ nhất 

Cơ chế trị mụn của Tretinoin

Tretinoin là dạng hoạt động của Retinoids khi đi vào trong các tế bào. Với cơ chế làm bình thường hoá sừng hoá, bạt sừng, bong vảy, tretinoin ức chế sự phát triển của microcomedones. Từ đó hình thành từ các tế bào da chết – đây chính là nguyên nhân làm bít tắc lỗ chân lông. Khi lỗ chân được lông thông thoáng, dầu nhờn dễ dàng tiết ra bề mặt da, tạo môi trường để vi khuẩn P.acnes gây mụn.

Tretinoin còn có khả ức chế androgen trong cơ thể không hình thành, khiến mụn trứng cá không có cơ hội được tạo thành vì không có androgen. Mặt khác, Retinol còn có tác dụng giúp tăng lượng collagen giúp da phục hồi nhanh và giảm sẹo.

Tác dụng của Tretinoin trị mụn

Tretinoin giúp kích thích tăng sinh collagen và thúc đẩy sự phát triển của tế bào đã được chứng minh là có tác dụng giảm thiểu, và ngăn ngừa nếp nhăn trên da.
Cũng nhờ những tác dụng đó và khả năng bạt sừng bong vảy mà Tretinoin còn được ứng dụng trong việc xử lý các vấn đề về sắc tố da như: thâm, nám, tàn nhang, đồi mồi,…
Tretinoin kích thích tăng sinh sản xuất collagen và thúc đẩy các tế bào phát triển làm dày da hơn chứ không phải làm mỏng da như mọi người vẫn nghĩ đâu nhé chị em. Khả năng bạt sừng bong vảy, kích thích tăng sinh tế bào mới và đào thải tế bào chết sẽ giúp da nhanh chóng được phục hồi mới, cải thiện dần dần vấn đề sần sùi trên da.
Tác dụng của Tretinoin

Tác dụng phụ của Tretinoin 

Một trong số các tác dụng phụ tiêu biểu của Tretinoin đó là: khô da, bong tróc, sạm da, lên mụn trứng cá nhiều hơn,..

Các tác dụng phụ này xuất hiện vì Tretinoin sẽ thúc đẩy tăng sinh tế bào từ tế bào đáy lên tế bào sừng và hiện tượng này khiến cho tế bào sừng tăng sinh ồ ạt và trong thời đó da chưa kịp sản sinh Ceramide (thành phần trong lớp hàng rào lipid bảo vệ da), làm cho các tế bào sừng bị thiếu Ceramide nên rời rạc và khô, bong tróc da ngoài. Hơn nữa, chính vì sự thúc đẩy tăng sinh tế bào như vậy nên khi tế bào sừng bị đẩy lên, dồn nén lại và chưa bong ra hết thì nó sẽ tạo lên hiện tượng sạm da. 

Cũng ở giai đoạn đầu, việc tăng sinh, hình thành tế bào sừng nhiều hơn nhưng lại chưa được “dọn đi” thì sẽ bị ứ đọng, bít tắc cổ nang lông và gây mụn. 

Tác dụng phụ của Tretinoin 

Có nên sử dụng Tretinoin trị mụn?

Việc có nên dùng Tretinoin trị mụn hay không thì tuỳ thuộc vào mức độ mụn của bạn (có 4 mức độ mụn).

Có nên sử dụng Tretinoin trị mụn?
Có nên sử dụng Tretinoin trị mụn?

Mức độ 1

– Với mức độ mụn số 1 (chỉ có một vài mụn đầu đen, đầu trắng và chưa xuất hiện mụn viêm) thì có thể dùng Tretinoin đơn độc. Tuy nhiên sẽ dễ dàng bị kích ứng nên hãy cẩn thận nhé.

Mức độ 2

– Với mức độ mụn số 2 (khi xuất hiện thêm 1-2 mụn viêm) thì chúng ta vẫn có thể dùng Tretinoin nhưng sẽ cần phối hợp với các sản phẩm khác chứa Benzoyl Peroxide hoặc kết hợp với kháng sinh uống. 

Mức độ 3 và 4

– Với mức độ 3 và 4 (có nhiều mụn viêm, mụn bọc, mụn mủ,…) thì nếu dùng Tretinoin đơn độc sẽ rất lâu để thấy hiệu quả và sẽ trải qua nhiều vấn đề về kích ứng, đẩy mụn. 

Vậy nên, việc có nên sử dụng Tretinoin hay không thì nó tùy thuộc vào tình trạng da bạn và bạn nên có sự thăm khám và tư vấn của các bác sĩ da liễu.

Các sản phẩm tretinoin phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều loại sản phẩm có chứa Tretinoin,  tất cả đều được sử dụng trên da. Thuốc Tretinoin có thể được trình bày dưới dạng gel, kem hoặc dung dịch. Theo đó,

  • Tretinoin dạng cream: Đây là dạng nhũ hóa nửa đặc, so với 2 dạng trình bày còn lại thì đặc hơn và thường chứa hàm lượng Tretinoin cao nhất, nhưng có xu hướng hoạt động chậm hơn và ít gây kích ứng hơn.
  • Tretinoin dạng gel sẽ có màu trong suốt, chứa hàm lượng thuốc thấp hơn. So với dạng cream thì dạng gel chứa nhiều nước hơn, vì thế có khả năng pha loãng thuốc tốt, dễ vận chuyển vào da hơn. Tuy nhiên, Tretinoin dạng gel cũng dễ gây kích ứng hơn.
  • Tretinoin dạng lotion: Ở dạng này, Tretinoin có xu hướng chứa hàm lượng thuốc thấp nhất và hàm lượng nước cao nhất (hàm lượng nước và các chất hòa tan chiếm đến trên 50%), dễ hấp thu nhất.

Ngoài ra, các sản phẩm Tretinoin còn được phân loại theo nồng độ. Theo đó, Tretinoin có các nồng độ khác nhau như: 0.01%, 0.025%, 0.05%, 0.1%,…  

Hướng dẫn cách trị mụn bằng Tretinoin và lưu ý khi sử dụng

Vì hoạt động rất mạnh mẽ trên da, dễ gây kích ứng nên khi sử dụng Tretinoin bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thận trọng khi sử dụng những lần đầu tiên: Với những lần đầu sử dụng, bạn chỉ nên sử dụng sản phẩm có nồng độ thấp, với tần suất bôi thưa (khoảng 2 lần/ tuần) và chỉ bôi lớp mỏng (lượng sử dụng tương đương hạt đậu). Điều này sẽ hạn chế tối đa những kích ứng trên da, giúp da mặt của bạn thích nghi dần dần. Bạn cũng cần phải dưỡng ẩm thật tốt để hạn chế các tình trạng bong, tróc da cũng như các tác dụng phụ khác.
  • Kết hợp với tẩy tế bào chết hoá học: Sau khi tình trạng kích ứng, bong, tróc da đã đỡ hơn, da bạn đã dần thích nghi hơn với sản phẩm, thì các bạn nên kết hợp thêm với các sản phẩm tẩy tế bào chết hoá học (AHA, BHA) để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Phải dưỡng ẩm thật là tốt: Khi sử dụng tretinoin, chúng ta nên dưỡng ẩm thật kỹ. Đối với những bạn mới dùng tretinoin, các bạn có thể dưỡng ẩm trước, rồi sau 15-20 phút thì sử dụng tretinoin; hoặc mix dưỡng ẩm và tretinoin với nhau. Khi đã dùng quen, thì chúng ta có thể sử dụng tretinoin trước rồi sau đó mới đến bước dưỡng ẩm.
  • Phải chống nắng thật là tốt: Trong hầu hết các liệu trình điều trị cho da, kể cả điều trị nám da, chống lão hóa hay điều trị mụn, thì vai trò của kem chống nắng là không thể thiếu. Chính vì thế, nếu chỉ tập trung vào sử dụng tretinoin mà quên đi bước chống nắng thì hiệu quả sử dụng cũng sẽ giảm đi rất là nhiều.

Các trường hợp không nên sử dụng Tretinoin trị mụn

Trong thời gian mang thai, hoặc đang cho con bú thì phải thận trọng khi dùng tretinoin hay retinol, retinaldehyde vì nhóm này được phân loại C thai kỳ của Mỹ, tức là tuy có thể dùng được nhưng phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn, thì trong khoảng thời gian này, chúng ta nên ngưng sử dụng Tretinoin.

Những đối tượng có làn da quá nhạy cảm, không dung nạp được Tretinoin. Các bạn không nên quá cố gắng để sử dụng tretinoin mà nên lắng nghe làn da của mình. Nếu sử dụng một thời gian dài mà tình trạng kích ứng vẫn không thuyên giảm thì tốt nhất, bạn nên ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.

Review trực tiếp trị mụn bằng Tretinoin từ Bác Sĩ Nguyễn Ngọc

Bản thân bác sĩ Nguyễn Ngọc đã dùng Tretinoin này được hơn 6 tháng. Ở tháng đầu tiên, bác sĩ Nguyễn Ngọc cũng gặp các hiện tượng mụn, sạm da và khô bong tróc. Sang tháng thứ hai, bác sĩ Ngọc đã kết hợp thêm tẩy tế bào chết AHA, BHA và dưỡng ẩm tốt cùng với chấm mụn bằng Epiduo thì đến hiện tại bác sĩ Ngọc cảm thấy hiệu quả giảm thâm rất nhanh, nền da mềm và khẻ hơn, nếp nhăn dưới mắt cũng có đầy hơn lên và có kiểm soát mụn tốt hơn.

Xem thêm : Kinh nghiệm dùng Tretinoin Obagi từ Bác sĩ Nguyễn Ngọc

Có nên sử dụng Tretinoin trị mụn?

Vậy là ngày hôm nay, bác sĩ da liễu Nguyễn Ngọc đã trả lời cho các bạn câu hỏi: Có nên trị mụn bằng Tretinoin? Cách sử dụng tretinoin trị mụn. Hy vọng là bài viết hữu ích cho các bạn và nếu các bạn vẫn còn thắc mắc hay liên hệ qua hotline mình sẽ tư vấn chi tiết nhất.

Liên hệ với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc

► Fanpage: https://www.facebook.com/bsnguyenngoc

► Messenger: http://m.me/bsnguyenngoc

► Tiktok: https://www.tiktok.com/@bsnguyenngoc

► Nhóm Skincare Khoa học cùng Bác sĩ Ngọc : https://www.facebook.com/groups/skincarecungbacsingoc

► Website: https://bsnguyenngoc.vn/

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *