Hầu hết các loại sữa rửa mặt trên thị trường hiện nay đều có độ pH lớn hơn 5,5 để loại bỏ dầu và bụi bẩn trên da hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng sữa rửa mặt và xà phòng có độ pH từ 9 đến 12 có thể gây hại cho làn da của bạn. Vậy cụ thể sữa rửa mặt có độ pH cao thì sao? và cần làm gì khi dùng sữa rửa mặt có độ pH cao bị kích ứng? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ở bài viết ngay sau đây cùng bác sĩ Nguyễn Ngọc nhé.
Vì sao không nên sử dụng sữa rửa mặt có độ pH cao?
Về lý thuyết, bác sĩ Nguyễn Ngọc khuyên bạn nên tránh các sản phẩm sữa rửa mặt có độ pH cao trên 7. Điều này là do hàng rào độ ẩm của da bạn sẽ bị tổn thương, khiến da dễ bị khô, bong tróc và sản sinh ra nhiều dầu, bã nhờn. Đồng thời, da sẽ trở nên dễ bị kích ứng và nhạy cảm hơn với môi trường cũng như các sản phẩm chăm sóc da.
Sữa rửa mặt có độ pH cao thì sao?
Độ pH bình thường của da là 5,5 đến 5,6, nghĩa là lớp ẩm ngoài cùng bảo vệ da có tính axit. Lớp axit này ngăn không cho vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm xâm nhập vào da. Môi trường axit này cũng hỗ trợ sự phát triển tự nhiên của vi khuẩn và nấm trên da. Đây là những điều cần thiết cho làn da khỏe mạnh. Đây cũng là môi trường lý tưởng để các enzyme trong da dưỡng ẩm và tẩy tế bào chết.
Vì vậy, sử dụng sữa rửa mặt có độ pH cao (pH > 7) sẽ nhanh chóng phá hủy lớp axit mantle này. Khi lớp vỏ axit bảo vệ này bị phá hủy, lớp sừng trên bảo vệ da sẽ không thể chống lại những tác động có hại từ môi trường bên ngoài. Hậu quả là da nhanh chóng trở nên khô, bong vảy, nổi mụn, dị ứng, nhạy cảm, mẩn đỏ và thậm chí là viêm nang lông.
Xem thêm bài viết: Sữa rửa mặt có độ ph 5.5, 6.5, 7 có tốt không?
Nếu đã mua sữa rửa mặt có độ pH cao cần làm gì?
Nếu đã lỡ mua sữa rửa mặt có độ pH cao thì các bạn cũng đừng quá lo lắng. Bởi vì căn bản độ pH cũng không phải là tác nhân duy nhất làm khô da và gây tổn thương hàng rào bảo vệ da. Theo kinh nghiệm của bác sĩ Nguyễn Ngọc, dưới đây là một số cách mình thường sử dụng và hướng dẫn khách hàng sử dụng, bạn có thể tham khảo:
Đầu tiên bạn cần làm sau khi kiểm tra độ pH của sữa rửa mặt thấy cao hơn 7 là nên kiểm tra ngay xem thành phần. Hãy kiểm tra xem sản phẩm có chứa các chất động bề mặt nào hay có các chất hút ẩm, cấp ẩm, làm dịu da hay không. Nếu sữa rửa mặt có độ pH > 7 và thành phần có chứa các chất hoạt động bề mặt quá mạnh. Ví dụ như Sodium sulfat, Amoni sulfat, sodium lauryl sulfate, sodium laureth sulfate.
Mặt khác, sản phẩm cũng không có các chất hút ẩm, dưỡng ẩm hoặc có cũng ở cuối bảng thành phần. Cộng thêm khi dùng dùng xong cảm thấy da khô căng, sạch kin kít thì tốt nhất là nên ngừng sử dụng. Thay vào đó bạn hãy chọn lựa những dòng sữa rửa mặt làm sạch sâu, mà độ pH chỉ nên ở trong khoảng 5 – 6, để da không bị căng kích, khô rát mỗi khi rửa mặt
Ngược lại, nếu sữa rửa mặt có độ pH >7, thành phần lại có các chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc từ thiên nhiên. Ví dụ như Myristic acid, Potassium Cocoate, Potassium Cocoyl Glycinate, Almond glycerides, Decyl Polyglucoside, Cocoamphocarboxyglycinate…
Đồng thời, bảng thành phần của sản phẩm lại có thêm các chất dưỡng ẩm như squalane, glycerin, hyaluronic acid, vitamin E và các loại dầu thực vật. Thì khi đó bạn không cần phải quá lo lắng độ pH cao có thể làm mất đi lớp màng ẩm tự nhiên bảo vệ da. Tuy nhiên, nếu sử dụng sữa rửa mặt có độ pH cao trong thời gian dài. Dù thành phần không gây khô da thì bạn cũng nên chăm sóc da ngay vì độ pH cao có thể khiến da dễ bị mất nước hơn.
Vì vậy, sau khi rửa mặt khoảng 3 phút, hãy sử dụng ngay kem dưỡng da có độ pH thấp (3-4), kem dưỡng da BHA, hoặc AHA. Để điều chỉnh độ pH và dưỡng ẩm cho da bằng sản phẩm chăm sóc giàu thành phần dưỡng ẩm.
Xem thêm bài viết: Độ pH của sữa rửa mặt bao nhiêu là tốt cho da?
Cách xem độ pH của sữa rửa mặt đúng
Độ pH của các sản phẩm chăm sóc da không phải là thông tin có thể dễ dàng tìm thấy trên bao bì hoặc trên Google. Vì vậy, cách kiểm tra độ pH của sữa rửa mặt dễ dàng nhất là sử dụng giấy quỳ tím. Bạn có thể mua quỳ tím ở hiệu thuốc, cửa hàng, siêu thị… Bạn chỉ cần cho một lượng sữa rửa mặt vừa đủ để sử dụng hàng ngày, nhúng giấy quỳ vào sữa rửa mặt. Kiểm tra mẫu giấy đổi màu và kiểm tra độ pH theo bảng chỉ dẫn nhé.
Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn tìm hiểu được thêm về Sữa rửa mặt có độ pH cao thì sao? Cần làm gì? Các bạn cũng có thể nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ Nguyễn Ngọc qua hotline hoặc bằng cách bấm gửi tin nhắn qua page Bác sĩ da liễu Nguyễn Ngọc.
Liên hệ với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc
► Fanpage: https://www.facebook.com/bsnguyenngoc
► Messager: http://m.me/bsnguyenngoc
► Tiktok: https://www.tiktok.com/@bsnguyenngoc
► Nhóm Skincare Khoa học cùng Bác sĩ Ngọc : https://www.facebook.com/groups/skincarecungbacsingoc
► Website: https://bsnguyenngoc.vn/
Bài viết liên quan