Uống nhiều L-cystine có hại không?

L-Cystine thuộc nhóm thuốc thường được dùng trong các vấn đề về da liễu. Đúng như tên gọi, đây là loại thuốc rất hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng về da như cháy nắng, tàn nhang. Hỗ trợ điều trị nhiều bệnh liên quan đến da liễu như viêm da và phát ban. Ngoài ra còn có thể dùng để điều trị mụn trứng cá. Loại viên uống này rất phổ biến và được sử dụng bởi nhiều lứa tuổi khác nhau. Vậy uống nhiều L-cystine có hại không? L-cystine có mang lại tác dụng phụ gì không? Các bạn hãy cùng bác sĩ Ngọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Uống nhiều L-cystine có hại không?
Uống nhiều L-cystine có hại không?

Giới thiệu L-cystine

L-cystine là một axit amin “bán thiết yếu” vì cơ thể con người có thể tạo ra nó với một lượng nhỏ. Cơ thể con người thường có thể sản xuất L-cystine từ các axit amin serine và methionine. L-Cystine là tiền thân của Glutathione – thành phần có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ làm sáng, đều màu da, mờ thâm, chăm sóc da hiệu quả. Do đó, chúng ta thường thấy L-cystine trị nám hay được sử dụng để giải quyết các vấn đề về da. 

Giới thiệu L-cystine
Giới thiệu L-cystine

Công dụng l-cystine

Viên uống L-Cystine chứa các axit amin tự nhiên. Đặc biệt là gốc C-SH, chủ yếu được chiết xuất từ ​​nhung hươu. Công dụng của hoạt chất này được cho là: 

  • Hỗ trợ tiêu diệt gốc tự do, hạn chế nếp nhăn, ngăn ngừa quá trình lão hóa và mang lại độ đàn hồi cho da.
  • L-cystine chứa các hoạt chất có khả năng thải độc. Từ đó kiểm soát sự hình thành và tiêu diệt mụn trứng cá. Vì thế L-cystine còn được dùng như một chất giải độc gan.
  • Ngoài công dụng L-cystine với mục đích chính là trị mụn. Loại thuốc này còn có một tác dụng khác ít được biết đến là ức chế sản sinh hắc tố. Từ đó, làn da trở nên mịn màng, căng mướt, đàn hồi và trắng sáng.
  • Hỗ trợ khắc phục tổn thương biểu mô giác mạc và viêm giác mạc chấm nông
  • Thúc đẩy quá trình hình thành và tái tạo chất sừng trong cơ thể, giúp chân tóc và móng chắc khỏe.
  • Điều trị sạm da do cháy nắng, sử dụng thuốc hoặc mỹ phẩm, thời kỳ tiền mãn kinh.
  • Trị mẩn ngứa ngoài da, mề đay, viêm da cơ địa, tăng tiết bã nhờn, phát ban.
  • Khắc phục tình trạng gãy móng, rụng tóc, rối loạn dinh dưỡng móng.

Uống nhiều L-cystine có hại không?

Uống nhiều l-cystine có hại không? Hiện chưa có nhiều thông tin cụ thể về việc dùng quá liều lượng L-cystine nhưng vẫn có thể xảy ra các biến chứng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, chán ăn, ngứa, bụng khó chịu, ngộ độc, đau bụng nhẹ, khát nước, 

Một số tác dụng phụ nhẹ hơn ít gặp phải như buồn ngủ, ù tài, nhức đầu, viêm miệng, chảy nước mũi, phát ban, mày đay.

Sẽ hiếm khi gặp phải triệu chứng co thắt phế quản, nếu gặp tình trạng này nên dừng lại ngay và hỏi ý kiến bác sĩ.

Mặt khác, theo nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bạn sử dụng liều rất cao (7g/ngày) có thể gây độc cho tế bào. (1)

Nếu thấy có dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc, bạn nên dừng và đến bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra. Từ đó, điều trị kịp thời các triệu chứng do dùng L-cystine quá liều.

Ngoài ra, có trường hợp tình trạng sức khoẻ chuyển biến xấu là do sử dụng L-Cystine với thành phần khác. Có thể loại thuốc này không tương thích với L-Cystine. Vì vậy, hãy mang theo thuốc bạn đã dùng cùng với L-cystine để bác sĩ có thể hiểu rõ hơn về tình trạng của bạn. Điều này sẽ đảm bảo việc điều trị thích hợp, phù hợp với bạn hơn.

Uống nhiều L-cystine có hại không?
Uống nhiều L-cystine có hại không?

Tác dụng phụ L-cystine

L-Cystine rất ít xảy ra tác dụng phụ do khả năng hấp thu vào cơ thể tốt. Đồng thời khả năng phản ứng của hoạt chất với cơ thể thấp. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp xảy ra tác dụng phụ. Những tác dụng phụ của thuốc L-cystine bao gồm khô miệng, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn. Ngoài ra còn một số triệu chứng sau:

  • Các tình trạng ngoài da như phát ban, nổi mề đay và dị ứng.
  • Mụn có thể xuất hiện khi bắt đầu dùng thuốc do thuốc có tác dụng đào thải các chất thải ra khỏi da.
  • Các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy và táo bón.
  • Các triệu chứng thần kinh như đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất. Và điều trị thích hợp tùy thuộc vào triệu chứng của các tác dụng phụ này.

Xem thêm:

Nguy cơ sử dụng L-cystine không đúng cách

L-cystine là viên uống chứa hoạt chất được đánh giá là khá lành tính và an toàn. Vì vậy, trong thời gian dùng L-Cystine ít khi gây ra các ảnh hưởng xấu đến người dùng, không gây hại cho gan. Vì sự bài tiết L-cystine cũng ổn định nên ít ảnh hưởng đến chức năng gan. Tuy nhiên, thuốc vẫn cần dựa vào quá trình chuyển hóa ở gan để tác động lên cơ thể. Vì vậy, L-cystine không dùng được cho người bệnh não gan hay còn gọi là hôn mê gan do chất này không được chuyển hóa khi vào cơ thể.

Ngoài ra, như đã phân tích ở trên, nếu bạn sử dụng L-Cystine với liều quá cao, rất dễ gây ngộ độc. Và thậm chí có thể gây tử vong, nên cần hết sức thận trọng và lưu ý về liều dùng nhé!

Lưu ý khi sử dụng L-cystine an toàn

Dưới đây là một vài lưu ý khi dùng L-cystine an toàn:

  • Không dùng cho trường hợp suy thận nặng và hôn mê gan. 
  • L-Cystine có tác dụng chậm nên cần sự kiên nhẫn của người dùng. 
  • Sản phẩm này không dùng cho người bị bệnh cystin và trẻ em dưới 6 tuổi. 
  • Hiệu quả của thuốc L-cystine nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. 
  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo. Nhiệt độ dưới 30 độ C.
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng L-Cystine.
  • Không nên bổ sung L-Cystine với hàm lượng quá cao, nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nhé!
  • Nên uống L-cystine sau ăn và uống 2 viên/ngày
Lưu ý khi sử dụng L-cystine an toàn
Lưu ý khi sử dụng L-cystine an toàn

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi Uống nhiều L-cystine có hại không? Các bạn cũng có thể nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ Nguyễn Ngọc qua hotline hoặc bằng cách bấm gửi tin nhắn qua page Bác sĩ da liễu Nguyễn Ngọc.

Liên hệ với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc

► Fanpage: https://www.facebook.com/bsnguyenngoc

► Messager: http://m.me/bsnguyenngoc

► Tiktok: https://www.tiktok.com/@bsnguyenngoc

► Nhóm Skincare Khoa học cùng Bác sĩ Ngọc : https://www.facebook.com/groups/skincarecungbacsingoc

► Website: https://bsnguyenngoc.vn/

Nguồn tham khảo

(1). Mountsinai. Cysteine

https://www.mountsinai.org/health-library/supplement/cysteine

Ngày tham khảo: 21/03/2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *