L-cystine uống lâu dài được không?

L-Cystine vốn là một acid amin tự nhiên, cơ thể chúng ta có thể tự tổng hợp được. Gần đây, với các công dụng làm sáng da, mờ thâm nám,… L-Cystine được rất nhiều các bạn quan tâm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng viên uống L-Cystine, không ít bạn thắc mắc về thời gian uống. Liệu L-Cystine có uống lâu dài được không? Nên uống trong vòng bao nhiêu lâu thì ngưng? Đây là những câu hỏi của rất nhiều bạn gửi về cho Bác sĩ Ngọc. Vậy thì hôm nay cùng tìm câu trả lời với Bác sĩ Nguyễn Ngọc qua bài viết “L-Cystine uống lâu dài được không?” nhé!

L-cystine uống lâu dài được không?
L-cystine uống lâu dài được không?

L-cystine là thuốc gì?

L-Cystine là một acid amin tự nhiên, cơ thể con người có thể tự tổng hợp được. L-Cystine chính là tiền thân của Glutathione, có tác dụng chống oxy hoá và sáng, đều màu da. Chình vì vậy, L-Cystine thường được sử dụng để chăm sóc các vấn đề về da. Viên uống này còn được gọi là Viên uống trắng da L-Cystine. Một số công dụng nổi bật của viên uống L-Cystine có thể kể đến như:

  • Viên uống L-Cystine mờ thâm sạm, nám, tàn nhang, dưỡng trắng da. Làm được điều này là do L-Cystine ức chế việc sản sinh sắc tố đen Melanin. Từ đó da trắng sáng, mịn màng, đều màu hơn.
  • Có khả năng chống oxy hoá tốt, nên giúp ức chế quá trình lão hoá da.
  • L-Cystine có khả năng thải độc, ức chế các tác nhân gây nguy hại cho da.
  • Giúp tăng sinh, tái tạo keratin giúp tóc và móng chắc khoẻ hơn, khắc phục chứng rụng tóc.
L-cystine uống lâu dài được không?
Công dụng của L-cystine

Cơ chế hoạt động của viên uống L-cystine

L-cystine, một axit amin không thiết yếu, được cơ thể tổng hợp trong điều kiện sinh lý bình thường khi có đủ lượng methionine.

Nhóm thiol của L-cystine chứa lưu huỳnh tham gia vào các phản ứng enzym. Nhóm thiol này kết hợp với các nhóm thiol L-cystine khác để tạo thành cầu nối disulfide. Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc protein. Hai phân tử L-cysteine ​​liên kết với nhau bằng cầu nối disulfide tạo thành L-cystine. 

L-cystine ức chế quá trình sản sinh, tổng hợp sắc tố đen melanin. Đây chính là sắc tố gây nên tình trạng sạm, nám, tàn nhang. Do đó mà làn da sẽ trở nên trắng sáng, đều màu, mờ thâm sau một thời gian sử dụng.

Cysteine ​​cũng giúp cung cấp insulin cho tuyến tụy, cần thiết cho quá trình đồng hóa đường và tinh bột. L-cystine giúp tăng glutathione trong phổi, gan, thận và tủy xương. Đồng thời có thể có lợi ích chống lão hóa cho cơ thể bằng cách giảm các đốm đồi mồi.

Quá liều acetaminophen làm cạn kiệt glutathione trong gan, khiến các mô bị stress oxy hóa và mất tính toàn vẹn của tế bào. Khi đó, L-cystine đóng vai trò là tiền chất chính để tổng hợp glutathione.

L-cystine uống lâu dài được không?

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu chứng minh được sự an toàn khi sử dụng L-Cystine lâu dài. Tuy nhiên, bản chất L-Cystine là một trong những acid amin cơ bản, dễ dàng thẩm thấu. Ngoài chức năng tăng cường bổ sung chức năng gan, L-Cystine còn giúp làm sáng da theo cơ chế chuyển dạng sắc tố. Vì vậy, mỗi đợt bổ sung L-Cystine, bạn có thể uống kéo dài liên tục trong 5-6 tháng cũng không sao.

Xem thêm :

L-cystine uống lâu dài được không?
L-cystine uống lâu dài được không?

L-cystine uống bao lâu thì ngưng?

Như đã trình bày ở trên bạn có thể uống trong vòng 5-6 mà không thấy hiệu quả thì bạn nên ngưng lại một thời gian và chuyển sang sản phẩm khác. Vì có thể L-cystine không phù hợp với cơ thể bạn hoặc chứa thành phần không phù hợp với bạn.

Uống L-cystine bao lâu có tác dụng?

Với tần suất dùng 1-2 viên/lần, mỗi ngày uống 2 lần và dùng liên tục từ 2-3 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Tác dụng phụ của viên uống L-cystine

Các bạn cần lưu ý các tác dụng phụ của L – cystine có thể gây ra như sau:

  • Các tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất như là buồn nôn và đau bụng nhẹ. Có thể xuất hiện thêm mụn trứng cá nhẹ ở giai đoạn đầu dùng thuốc L – cystine.
  • Mặc dù L-cystine có giới hạn an toàn rộng. nhưng các trường hợp nôn mửa, khát nước, tiêu chảy và đau bụng nhẹ thỉnh thoảng vẫn xảy ra.
  • Thường xuyên gặp: Buồn nôn, nôn mửa.
  • Ít gặp: buồn ngủ, ù tai, nhức đầu, sổ mũi, viêm miệng, phát ban, nổi mề đay.
  • Hiếm gặp: Co thắt phế quản.

Mỗi người có thể trạng và thể trạng bệnh khác nhau. Do đó, đừng chủ quan và hoàn toàn tin tưởng rằng thuốc sẽ có tác dụng với mình cũng như với những bệnh nhân khác. Để tránh tác dụng phụ, hãy nhớ tuân theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm.

Đối tượng không nên sử dụng L-cystine

Mang lại nhiều công dụng cho cơ thể và làn da, nhưng không phải đối tượng nào cũng nên sử dụng. Dưới đây là một số đối tượng không nên sử dụng L-Cystine:

  • Người quá mẫn cảm với thành phần L-Cystine
  • Người có tiền sử mắc bệnh hen
  • Bệnh nhân có Cystine niệu
  • Người bị suy thận mức độ nặng
  • Trẻ em dưới 6 tuổi
  • Phụ nữ có thai
  • Phụ nữ đang cho con bú. (1)

Liều lượng khi sử dụng L-cystine

Theo các nghiên cứu chỉ ra, mỗi ngày chúng ta có thể bổ sung L-Cystine với liều lượng 500-1000mg/ngày. Như vậy, các bạn có thể uống từ 1-2 viên/ngày tùy hàm lượng. Mỗi đợt bổ sung, các bạn có thể dùng liên tục từ 5-6 tháng. Sau đó, các bạn nghỉ khoảng 1-2 tháng là có thể uống đợt tiếp theo. Và nên nhớ hãy uống L-cystine sau khi ăn nhé.

Liều lượng khi sử dụng L-cystine
Liều lượng khi sử dụng L-cystine

Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc về L-cystine uống lâu dài được không? L-cystine uống trong bao lâu? Uống L cystine bao lâu thì dừng? Các bạn cũng có thể nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ Nguyễn Ngọc qua hotline hoặc bằng cách bấm gửi tin nhắn qua page Bác sĩ da liễu Nguyễn Ngọc.

Liên hệ với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc

► Fanpage: https://www.facebook.com/bsnguyenngoc

► Messager: http://m.me/bsnguyenngoc

► Tiktok: https://www.tiktok.com/@bsnguyenngoc

► Nhóm Skincare Khoa học cùng Bác sĩ Ngọc : https://www.facebook.com/groups/skincarecungbacsingoc

► Website: https://bsnguyenngoc.vn/

Nguồn tham khảo

(1). Healthlibrary. 2021. Cystin

https://healthlibrary.brighamandwomens.org/conditions/pregnancy/19,Cystine

Ngày tham khảo: 20/03/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *