Sử dụng kem trị nám là phương pháp thẩm mỹ phổ biến được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, một trong những vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng khi sử dụng kem trị nám là bóng da, ngứa, đỏ da. Vậy cùng bác sĩ Nguyễn Ngọc tìm hiểu về hiện tượng này qua bài viết nhé.
Hiện tượng bôi kem trị nám bị đỏ da, châm chích
Khi sử dụng kem trị nám nhiều người đã gặp phải tình trạng da bị đỏ và cảm giác châm chích khó chịu. Hiện tượng này có thể là do làn da của người sử dụng không tương thích với một số thành phần có trong kem hoặc do độ nhạy cảm, mỏng manh của da mặt.
Khi mới bắt đầu sử dụng da có thể cần một khoảng thời gian để thích nghi, nhưng nếu các triệu chứng tiếp tục kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn, đây có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng hoặc kích ứng da.
Trong trường hợp này việc quan trọng nhất là ngừng sử dụng sản phẩm và tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để nhận được sự chẩn đoán chính xác và tìm ra các phương pháp điều trị thích hợp.
Việc chăm sóc và bảo vệ da nhất là khi sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất mạnh là vô cùng quan trọng để tránh những tác động xấu có thể xảy ra trên làn da khiến cho da tồi tệ hơn.
Vì sao khi bôi kem trị nám bị lột da?
Trong quá trình điều trị nám thường xảy ra hiện tượng bỏng rát, bong tróc da. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra trong 7-10 ngày đầu hoặc 1 tháng sau khi thoa kem, tùy loại kem sử dụng. Đây là tình trạng khó tránh khỏi khi sử dụng kem trị nám.
Đầu tiên, da trở nên khô, căng, rát và khó chịu, sau đó vùng da bị rạn chuyển sang màu đỏ, sẫm màu và cuối cùng là bong tróc. Đây không phải là dị ứng hay kích ứng chỉ đơn giản là các hoạt chất hoạt động theo cơ chế lột tẩy. Chúng đi sâu vào bì biểu bì gây ức chế và đồng thời phá hủy hắc sắc tố dưới da. Rồi sau đó đào thải tự nhiên, bong tróc trên bề mặt da và hình thành lớp da non.
Vì vậy, bạn không phải lo lắng về việc làm mỏng da mà ngừng thoa kem trị nám. Khi đó, làn da non nớt dễ bị các yếu tố môi trường tấn công khiến tình trạng nám da trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, tình trạng bong tróc đi kèm với trị nám khiến nhiều chị em tự ti vì gương mặt sần sùi. Để hạn chế tình trạng này, các bạn có thể sử dụng thêm kem phục hồi không kích ứng với kem trị nám.
Đồng thời hãy bổ sung các thực phẩm giúp da khỏe từ trong ra ngoài giúp chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Điều quan trọng nhất khi sử dụng kem trị nám đó là thoa kem chống nắng. Vì thế, các bạn hãy chọn kem chống nắng phù hợp với làn da của mình để tránh bị kích ứng.
Nguyên nhân bôi kem trị nám bị bong da
Bản chất của các loại kem trị nám hiện nay là sử dụng các hoạt chất đặc trị như hydroquinone, axit azelaic, axit kojic, hexylresorcinol. Chúng giúp thẩm thấu sâu vào lớp hạ bì bên dưới da, các hoạt đặc trị này ức chế và phá hủy sắc tố dưới da.
Những sắc tố da này sau đó sẽ được loại bỏ một cách tự nhiên bằng cách bong ra khỏi bề mặt da, để lại lớp da non. Đây là nguyên nhân bôi kem trị nám bị bong da. Chính vì vậy, các bạn nên chuẩn bị làn da khỏe mạnh để giảm tình trạng bong tróc da.
Hiện tượng bị bong da khi dùng bôi kem trị nám có nguy hiểm không?
Đối với tình trạng da khô và căng, hơi đỏ, hơi rát và bong tróc nhẹ… đây là tình trạng bình thường. Nó cho thấy hoạt chất đang tác động lên da, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng không cần lo lắng.
Đối với hiện tượng lột da khi bôi kem trị nám bất thường là khi da bị bỏng rát nặng, phồng rộp, xước xát, ngứa nhiều hoặc Khi dùng kem trị nám có thể nám đậm hơn,… . Khi này, các bạn nên ngưng sử dụng và xin ý kiến của các chuyên gia da liễu để được tư vấn chính xác nhất. Ngoài ra bạn cần hiểu làn da mình là loại nào? có phù hợp với sản phẩm đó không?
Hiện tượng dùng kem trị nám bị đỏ da có nguy hiểm?
Với những thương hiệu kem trị nám uy tín thì đây là hiện tượng bình thường. Bởi vì hầu hết các sản phẩm được bào chế theo các công thức riêng cần thời gian để da thích nghi. Việc dùng liên tục sẽ khiến da khó chịu được dẫn đến phản ứng mẩn đỏ, nổi mụn.
Cần làm gì khi bôi kem trị nám bị ngứa, bị bong tróc, đỏ da?
Nếu bạn lần đầu sử dụng kem đặc trị nám, còn hơi “ngại” khi có làn da bong tróc. Thì thời gian đầu các bạn nên sử dụng sản phẩm 1-2 lần/tuần, khi quen dần thì tăng dần. Sau khi đã quen thì tăng lên dùng hàng ngày.
Đồng thời, bạn phải luôn cung cấp dưỡng chất cho cơ thể thông qua thực phẩm để phục hồi làn da. Luôn thoa kem chống nắng thường xuyên, không tự bóc lớp da bị bong bằng tay. Và không sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có sử dụng chất tẩy mạnh,…
Nếu tình trạng bôi kem trị nám bị ngứa, bị bỏng quá nhiều, nổi mụn nước… Bạn nên tạm ngưng sử dụng các loại kem đặc trị và đến gặp bác sĩ da liễu để có lời khuyên chính xác nhất. Đồng thời, bạn cần hiểu làn da của mình đang cần gì vào lúc này.
Hãy ngưng dùng các loại dưỡng da, làm sạch và làm dịu da. Đồng thời dùng kem chống nắng, che chắn cẩn thận, dưỡng trắng từ bên trong. Khi da hồi phục, các bạn hãy sử dụng kem trị nám trở lại với liều lượng nhỏ.
Xem thêm: Dùng kem trị nám bao lâu thì có tác dụng?
Hướng dẫn sử dụng kem trị nám an toàn tại nhà
Kem trị nám không phải mua về là có thể thoa lên da ngay mà nó cần phương pháp bài bản để sử dụng hạn chế bôi kem trị nám bị ngứa, bị bong tróc, đỏ da.
Bước 1: Hãy thử trước khi sử dụng
Không chỉ kem trị nám mà còn bất kì loại mỹ phẩm nào dùng trên khuôn mặt của bạn. Hãy kiểm tra thành phần và thử trên lớp da mỏng. Điều này sẽ giúp bạn xác định loại kem tốt nhất cho mình và giảm thiểu kích ứng da do các thành phần không phù hợp. Mẹo nhỏ: Bôi sản phẩm trên tay khoảng 30 phút trước khi sử dụng lên mặt. Sau thời gian dùng thử, nếu không có triệu chứng gì trên da, bạn có thể sử dụng.
Bước 2: Rửa sạch mặt trước khi thoa kem trị nám
Do tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên trên da có nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và bã nhờn dư thừa tích tụ. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng kích ứng da và nổi mụn, dễ bị viêm và lão hóa da.
Vì vậy, để các dưỡng chất trong sản phẩm nhanh chóng thấm sâu vào các lớp biểu bì của da. Trước khi sử dụng các loại kem đặc trị nám da mặt bạn cần phải làm sạch da, bôi kem dưỡng ẩm xong với dùng kem trị nám. Đừng quên tẩy tế bào chết hàng tuần để lỗ chân lông mở ra và làm sạch bụi bẩn, bã nhờn dư thừa.
Bước 3: Dùng kem trị nám lên da mặt
Sau khi hoàn thành các bước chăm sóc da cơ bản ở trên, bước tiếp theo là sử dụng kem trị nám phù hợp. Lấy một lượng nhỏ và thoa lên vùng da có vết nám, tàn nhang. Sau đó tiếp tục massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất nhanh chóng thẩm thấu vào da. Khi sử dụng kem trị nám tại nhà, các bạn lưu ý nếu bôi quá đặc hoặc quá loãng sẽ khó thấy được hiệu quả.
Khi nào cần ngừng sử dụng kem trị nám khi bị kích ứng, đỏ da?
Ngay khi bạn nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của kích ứng sau khi sử dụng kem trị nám, bạn cần lưu ý và cân nhắc việc ngừng sử dụng sản phẩm. Cụ thể nếu làn da không chỉ xuất hiện màu đỏ nhẹ sau vài phút sử dụng mà tình trạng này còn kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì bạn cần chú ý.
Một cảm giác châm chích nhẹ ban đầu có thể không đáng ngại, tuy nhiên nếu cảm giác này trở nên đau rát và không dễ chịu, đây là lúc cần dừng lại. Sưng, nổi mẩn, đau rát, bong tróc da hoặc da khô quá độ cũng là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy sản phẩm có thể đang gây hại cho da của bạn.
Khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào khó chịu và bất thường, việc an toàn nhất chính là ngừng sử dụng sản phẩm và tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu. Bởi điều này không chỉ giúp việc tránh gây tổn thương thêm cho da mà còn đảm bảo bạn có cách tiếp cận điều trị nám phù hợp và an toàn hơn.
Cần làm gì để tránh sử dụng kem trị nám khi bị kích ứng?
Để tránh gặp phải tình trạng kích ứng khi sử dụng kem trị nám việc lựa chọn sản phẩm cẩn thận và sử dụng đúng cách là vô cùng quan trọng. Trước khi bắt đầu bất kỳ loại kem trị nám nào, hãy thực hiện một bài test tiếp xúc nhỏ trên một phần da tay để kiểm tra phản ứng của cơ thể đối với sản phẩm.
Chờ đợi ít nhất 24 đến 48 giờ để đảm bảo không có dấu hiệu kích ứng nào xuất hiện. Bên cạnh đó, việc hiểu rõ về thành phần trong kem trị nám cũng giúp bạn tránh được những thành phần bạn đã biết là không phản ứng tốt với da mình.
Khi đã lựa chọn được sản phẩm phù hợp hãy bắt đầu sử dụng với liều lượng nhỏ và không áp dụng hàng ngày ngay từ đầu. Có thể thử nghiệm bằng cách sử dụng cách ngày và quan sát phản ứng của da trước khi chuyển sang sử dụng đều đặn. Luôn tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì sản phẩm hoặc theo lời khuyên của các chuyên gia.
Nếu da bạn thuộc loại nhạy cảm, hãy tìm kiếm các sản phẩm đặc biệt được thiết kế cho loại da như vậy và chứa ít hoặc không có cồn, hương liệu và các chất bảo quản có thể gây kích ứng.
Đồng thời, hãy tăng cường việc dưỡng ẩm cho da và bảo vệ làn da khỏi tác động từ tia UV bằng cách sử dụng kem chống nắng hằng ngày, vì làn da đang được điều trị sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Cuối cùng, nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào, hãy kết nối với bác sĩ da liễu để nhận lời khuyên chuyên nghiệp trước khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm mới nào.
Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn trả lời được thắc mắc Bôi kem trị nám bị đỏ da, bị bong da, bị ngứa có nguy hiểm không? Bôi thuốc trị nám bị sưng mặt. Các bạn cũng có thể nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ Nguyễn Ngọc qua hotline hoặc bằng cách bấm gửi tin nhắn qua page Bác sĩ da liễu Nguyễn Ngọc.
Liên hệ với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc
► Fanpage: https://www.facebook.com/bsnguyenngoc
► Messager: http://m.me/bsnguyenngoc
► Tiktok: https://www.tiktok.com/@bsnguyenngoc
► Nhóm Skincare Khoa học cùng Bác sĩ Ngọc : https://www.facebook.com/groups/skincarecungbacsingoc
► Website: https://bsnguyenngoc.vn/
Bài viết liên quan