Trong bài viết lần này, bác sĩ sẽ cùng các bạn tìm hiểu một vấn đề được rất nhiều bạn quan tâm, đó chính là “Nặn mụn đúng cách”. Các bạn biết không? Việc nặn mụn không đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ để lại sẹo và thâm mụn kéo dài, làm tình trạng viêm gia tăng và diễn biến nặng hơn. Không để các bạn chờ lâu, bác sĩ Nguyễn Ngọc sẽ chia sẻ hướng dẫn cách nặn mụn đúng cách không để lại thâm an toàn tại nhà.
Nói một cách đơn giản thì, nặn mụn là việc chúng ta dùng những tác động lực bên ngoài để đẩy những nhân mụn ra ngoài. Nặn mụn có thể được thực hiện tại các bệnh viện da liễu, phòng khám da, spa, … và cả nặn tại nhà.
Những loại mụn và nên nặn không nên nặn
Có một số trường hợp không nên nặn mụn: mụn ẩn, sợi bã nhờn, mụn bọc-mụn viêm mới hình thành, chưa gom nhân, chưa khô cồi (nhân mụn còn gây cảm giác đau, ngứa. Ngoài ra các bạn không nên nặn mụn đinh râu, mụn thịt quanh mắt và không nên nhầm lẫn hạt cơm phẳng với mụn trứng cá.
Một số loại mụn có thể nặn: mụn mụn đầu đen,… và những nhân mụn gom, cồi mụn, trồi lên bề mặt da.
Các bước nặn mụn đúng cách tại nhà không để thâm mụn
Việc nặn mụn nên được thực hiện tại các cơ sở y khoa, spa, clinic uy tín có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có điều kiện về chi phí hoặc thời gian để đến những cơ sở này. Vậy nếu nặn mụn tại nhà thì chúng ta cần có những bước nào và lưu ý gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Bước 1: Chuẩn bị
Dụng cụ: Chúng ta cũng cần có những dụng cụ như kim nặn mụn y tế, dung dịch sát khuẩn như Betadine, kem trị thâm
Bước 2: Làm sạch tay, sát khuẩn các dụng cụ nặn
Làm sạch cũng như sát khuẩn tay và dụng cụ nặn mụn là bước không thể thiếu trong quá trình nặn mụn đúng cách không để lại thâm. Các bạn cần phải vệ sinh tay sạch sẽ loại bỏ vi khuẩn trên tay nhằm tránh lây lan vi khuẩn từ tay sang mặt lúc nặn mụn. Bạn hãy rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước trong 30 giây rồi lau khô bằng khăn sạch.
Ngoài ra các dụng cụ nặn mụn như cây nặn mụn, cây kim,… bạn cần phải sát trùng bằng cách rửa bằng cồn y tế 70 độ.
Bước 3: Làm sạch da với tẩy trang, sữa rửa mặt
Bạn cần phải làm sạch da để loại bỏ các lớp bụi bẩn bám trên da.
Trước tiên, bạn hãy dùng nước tẩy trang để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn, bụi bẩn trên da. Sau đó, rửa lại mặt bằng sữa rửa mặt rồi sử dụng một chiếc khăn ấm để thấm nhẹ nhàng khô da mặt và làm mềm vùng da đang bị mụn. Bạn cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm tẩy tế bào chết hoá học như AHA hoặc BHA ở bước này.
Bước 4: Xông mặt tại nhà để dễ dàng lấy nhân mụn hơn
Xông hơi sẽ giúp làm mềm da, làm cho lỗ chân lông được giãn nở, từ đó loại bỏ được những bụi bẩn, vi khuẩn ở sâu trong lỗ chân lông. Quan trọng nhất là xông hơi sẽ giúp việc nặn mụn trở nên dễ dàng, bớt đau hơn.
Để xông hơi, bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu nước nóng thêm một vài nguyên liệu như: chanh, sả, ngải cứu, kinh giới, tía tô, tinh dầu thơm,… rồi giữ mặt cách chậu nước ở khoảng cách vừa phải, không quá gần tránh bỏng da và ngồi xông trong khoảng 5 – 10 phút.
Bước 5: Nặn mụn
Để nặn mụn đúng cách, bạn hãy sử dụng các ngón tay ấn nhẹ nhàng vào trong và xuống phía dưới mụn. Tránh bóp quá gần mụn vì điều này có thể khiến nhân mụn khó lấy ra hơn. Thay vào đó, hãy bắt đầu ra xa nó hơn và di chuyển các ngón tay xung quanh theo chuyển động giống như đồng hồ để lấy nó ra từ các góc khác nhau. Nếu khi ấn nhẹ mà mụn vẫn chưa ra thì các bạn nên ngừng nặn chỗ đó vì có thể đây chưa phải thời điểm thích hợp để nặn mụn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nặn mụn bằng dụng cụ: Tạo áp lực xung quanh vùng da mụn và ấn để nhân mụn ra ngoài. Một số loại mụn thì cần đầu kim tạo một lỗ trích nhỏ từ đó để đưa nhân mụn ra.
Lưu ý là không dùng móng tay để nặn mụn. Bạn có thể cắt móng tay, hoặc đặt miếng bông, khăn giấy lên đầu ngón tay để tranh cho làn da của bạn bị tổn thương.
Bước 6: Sát khuẩn lại bằng cồn Betadine để sát khuẩn cho da
Sau khi nặn mụn xong, các bạn hay thoa dung dịch như cồn Betadine để sát khuẩn cho da nhằm giảm sưng viêm, kháng khuẩn sau khi nặn.
Bước 7: Bôi kem trị thâm xung quanh vùng mụn ( bước nên có)
Vùng da sau khi nặn mụn sẽ dễ để lại những vết thâm do việc tăng sắc tố melanin tại vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, sau khi nặn mụn thì lỗ chân lông sẽ bị nở to hơn bình thường nên rất dễ khiến vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào. Chính vì vậy, sau khi nặn mụn, bạn cần chăm sóc da kỹ hơn để da không bị viêm cũng như để lại những vết thâm. Cụ thể, sau khoảng 3 tiếng kể từ khi nặn mụn, bạn có thể sử dụng các sản phẩm kem dưỡng phục hồi và bôi kem trị thâm xung quanh vùng nặn mụn đúng cách để không bị thâm nhé!
Nặn mụn đúng cách an toàn tại Spa
Sau khi phân biệt được đâu là những loại mụn nên nặn và không nên nặn thì chúng ta cùng tìm hiểu những yêu cầu cần có đối với việc nặn mụn tại các cơ sở y tế nhé.
Yêu cầu đối với quy trình nặn mụn
Trước khi nặn mụn: Cần phải đảm bảo
Bàn tay sạch: Kĩ thuật viên vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn/ dung dịch sát khuẩn và đeo gang tay y tế (Ngoài ra cần đeo khẩu trang, mũ y tế)
Da mặt sạch: Kĩ thuật viên làm sạch da mặt bằng tẩy trang, sữa rửa mặt và kết hợp các biện pháp massage để thư giãn và sát khuẩn vùng da mụn nếu cần thiết.
Dụng cụ sạch: Sát khuẩn các dụng cụ nặn mụn bằng cồn hoặc dung dịch sát khuẩn.
Chuẩn bị
Dụng cụ
- Có kĩ thuật nặn mụn bằng tay và kĩ thuật nặn mụn có sử dụng cả cây nặn mụn/ kim nặn mụn y tế.
- Dung dịch sát khuẩn: Betadine
- Máy xông mặt
Tâm lý
- Hỏi han, động viên.
- Trong khi nặn mụn:
Xông hơi: có thể xông hơi để làm dãn nở lỗ chân lông, làm ấm và mềm các yếu tố chẹn tuyến bã để tiện hơn trong việc xử lý nhân mụn.
Kĩ thuật nặn mụn: Kĩ thuật viên cần phân biệt rõ đâu là mụn nên nặn và không nên nặn. Sau đó, dùng cây nặn mụn/ kim nặn mụn y tế để trích một đường dẫn tại nhân mụn và đẩy nhân mụn ra ngoài. Cần đẩy hết nhân mụn, bít tắc, máu mủ ra ngoài và hạn chế tối đa việc làm tổn thương đến da.
Sau khi nặn mụn: Sát khuẩn bằng Betadine & vệ sinh da sau nặn mụn: có thể sử dụng điện nhiệt, mặt nạ ánh sáng để sát khuẩn, làm giảm sưng viêm mụn.
Như vậy là bác sĩ da liễu Nguyễn Ngọc đã giúp các bạn tìm Cách nặn mụn đúng cách không để lại thâm cũng như các yêu cầu cho việc nặn mụn tại các cơ sở y tế và tại nhà tại nhà hoặc spa. Hi vọng là bài viết hữu ích cho các bạn và nếu các bạn vẫn còn thắc mắc và muốn được tư vấn thì có thể gửi tin nhắn hoặc liên hệ qua hotline cho Bác sĩ Nguyễn Ngọc nhé !
Liên hệ với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc
► Fanpage: https://www.facebook.com/bsnguyenngoc
► Messager: http://m.me/bsnguyenngoc
► Tiktok: https://www.tiktok.com/@bsnguyenngoc
► Nhóm Skincare Khoa học cùng Bác sĩ Ngọc : https://www.facebook.com/groups/skincarecungbacsingoc
► Website: https://bsnguyenngoc.vn/
Bài viết liên quan