Phân biệt mụn trứng cá thường gặp mà bạn hay nhầm lẫn

Bị mụn nhưng chữa mãi không hết, xử lý bằng phương pháp này phương pháp kia cũng không thấy cải thiện gì. Vậy nguyên nhân là do đâu và liệu rằng bạn có thực sự bị mụn hay không? Trong bài chia sẻ này Bác sĩ da liễu Nguyễn Ngọc sẽ chỉ ra một số những dấu hiệu và các phân biệt mụn trứng cá. Cùng theo dõi xem mình có từng lầm tưởng giữa các dấu hiệu này với nhau không nhé. 

Phân biệt mụn trứng cá chuẩn xác thường gặp

1. Trứng cá đỏ

Dấu hiệu thường bị nhầm lẫn nhiều do giống với mụn trứng cá thông thường đầu tiên được kể đến chính là trứng cá đỏ ở thể sẩn mủ. Trứng cá đỏ là tình trạng thường xuất hiện ở độ tuổi sau 30, chủ yếu ở giai đoạn 40- 50 tuổi và tập trung chủ yếu ở vùng giữa khuôn mặt. Tuy nhiên cũng có một số vị trí khác trên cơ thể hay gặp như ngực hay lưng.

Để có thể phân biệt với mụn trứng cá thông thường bạn có thể dựa vào một số đặc điểm đặc trưng như: mụn trứng cá đỏ chỉ là các mụn viêm có thể có mủ. Còn với trứng cá thông thường thì có thêm các nhân mụn biểu hiện của sự bít tắc. Trứng cá đỏ thường kèm theo các biểu hiện khác như ban đỏ lan tỏa, hay đỏ bừng, đỏ tía cả vùng da hoặc kèm theo các tổn thương khác như giãn mạch, phì đại,… . Ngoài ra trứng cá thông thường thường để lại tổn thương sẹo, chủ yếu gặp ở độ tuổi dậy thì. 
Các loại mụn phổ biến hiện nay

2. Viêm da Demodex

Ngoài trứng cá đỏ thì một dấu hiệu khác mà nhiều người bị nhầm lẫn với mụn trứng cá thông thường đó chính là tình trạng viêm da do Demodex. 
 Demodex là ký sinh trùng bình thường vẫn tồn tại ở trên da nhưng với số lượng rất ít và không đủ để gây hại cho da. Tuy nhiên trong điều kiện cơ thể giảm sức đề kháng hoặc trên da có vấn đề gì đó ảnh hưởng đến lớp bảo vệ sẽ là cơ hội để Demodex phát triển nhân rộng lên. Trường hợp hay gặp dẫn đến tình trạng này đó là do lạm dụng việc dùng corticoid lâu dài mà không có hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. 
Các loại mụn phổ biến hiện nay
Những biểu hiện đặc trưng của viêm da do Demodex là tình trạng đỏ da, ngứa nhẹ, bong vảy nhỏ khá giống mụn trứng cá và đôi khi viêm da do Demodex đi kèm với mụn trứng cá luôn. Hãy lưu ý với một số trường hợp nghiêm trọng hơn như có sẩn mủ, bong vảy ở nang lông nên nhiều khi nếu không phân biệt được rất dễ nhầm với mụn trứng cá thông thường và xử lý mãi không cải thiện.
Phương pháp kiểm tra chắc chắn là xét nghiệm sự tăng trưởng bất thường về số lượng Demodex tại thời điểm đang có tổn thương hoạt động trên da, và được kết luận có sự ảnh hưởng của Demodex nếu có trên 5 Demodex trong 1 vi trường. 

3. Viêm da quanh miệng

Viêm da quanh miệng là tổn thương tại vị trí xung quanh miệng và thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá, mụn do nội tiết tố gây nên. Trường hợp viêm da quanh miệng biểu hiện là những sẩn viêm nhỏ xung quanh miệng, cũng có thể xuất hiện ở cả vùng mũi và mắt. Với tình trạng này thường bị nhầm với mụn trứng cá có biểu hiện kèm theo là viêm da dạng chàm (đây là tổn thương khô da có biểu hiện mụn nước trên nền da đỏ). 
Các loại mụn phổ biến hiện nay
Tương tự như viêm da do Demodex thì việc lạm dụng corticoid không có sự theo dõi hướng dẫn hợp lý của bác sĩ cũng có khả năng cao gặp viêm da quanh miệng này nhé. Bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân khác đơn giản như việc da nhạy cảm hay kích ứng với kem đánh răng cũng dễ gặp. Hoặc do dùng các loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da,… do vùng da quanh miệng và mắt nhạy cảm hơn những vị trí khác.

4. Mụn đầu đen

Mụn đầu đen là loại mụn không viêm, được xem là cấp độ nhẹ nhất của mụn trứng cá và cũng là loại mụn phổ biến nhất. Mụn đầu đen là tình trạng các nhân mụn hình thành từ 1 nang lông bị bít tắc bởi dầu thừa và tế bào chết, trồi lên trên bề mặt da. 

Mang trong mình những biểu hiện vô cùng đặc trưng, dễ dàng phân biệt với các loại mụn trứng cá khác như: 

  • Xuất hiện các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt da, có thể quan sát bằng mắt thường vì nhân hở ra bên ngoài; 
  • Nốt mụn nhỏ như đầu đinh ghim.
  • Kích thước mụn khoảng từ 1 – 2mm. 
  • Thường mọc với số lượng nhiều, trán, cằm, mũi và hai bên má là những vùng da có thể dễ dàng nhìn thấy mụn đầu đen nhất.
  • Nhân của mụn đầu đen có màu đen do nhân trồi lên bề mặt da, tiếp xúc với oxi và bị oxi hoá. 
  • Mụn đầu đen có thể mọc thành từng vùng, sờ vào thấy khá cộm.

5. Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng, hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc hơn là mụn ẩn, mụn cám. Khi dầu thừa, tế bào da chết và các vi khuẩn tích tụ lại với nhau làm bít tắc lỗ chân lông, gây ra tình trạng mụn đầu trắng. Do lỗ chân lông bị bít tắc, hỗn hợp trên sẽ đi dần xuống dưới bề mặt da rồi đẩy da lên và phần bã nhờn vì được da mặt bao bọc phía trên nên không bị oxy hóa như mụn đầu đen mà tạo nên mụn đầu trắng khiến da sần sùi. Đây chính là điểm giúp chúng ta phân biệt mụn trứng cá. Mụn đầu trắng thường không gây viêm và dễ kiểm soát.

Để nhận biết mụn đầu trắng, chúng ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau: 

  • Nốt mụn nhỏ như đầu đinh ghim
  • Kích thước từ 1 – 2mm và có màu trắng
  • Chúng thường mọc với số lượng nhiều được phân bố rải rác ở cằm, trán, mũi và 2 bên má. 
  • Mụn đầu trắng không có nhân, chỉ nhô lên bề mặt da một chút, tạo cảm giác sần sùi nhưng không gây đau nhức. 

Nhìn bằng mắt thường, ta khó có thể nhận ra được mụn đầu trắng mà thường cần phải sờ vào vùng da đó và có cảm giác sần sùi. Việc xuất hiện mụn đầu trắng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về dạ dày hoặc cơ quan sinh sản có sự bất thường.

6. Mụn sần

Mụn sần là mụn viêm ở mức độ nhẹ nhất, là tình trạng một vùng mô da nhô lên. Chúng có kích thước nhỏ hơn 1cm, thường xuất hiện với nhiều hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau. Các nốt mụn sần là minh chứng cho việc da của bạn đang bị tổn thương. Khi vách nang lông bị vỡ sẽ gây ra mụn sẩn từ đó khiến mụn sưng đỏ, gây đau và nóng. Mụn sần chính là dấu hiệu nhận biết ban đầu của mụn viêm và thường sẽ tiến triển sang mụn mủ chỉ sau vài ngày. Các nốt mụn sần cũng có thể tập trung thành một vùng và tạo phát ban ở trên da.

Trong hầu hết các trường hợp, mụn sần không nghiêm trọng do chúng không gây tổn thương sâu trong da. Nhưng chúng ta không nên nặn các nốt mụn sần đỏ đó để tránh tình trạng mụn nặng thêm.

7. Mụn bọc

Mụn bọc là tình trạng mụn sưng viêm, cứng và  có chứa mủ màu trắng hoặc vàng bên trong. Chúng gây cảm giác đau nhức, khó chịu tại vị trí mà nó xuất hiện. Mụn bọc thường xuất hiện ở làn da, vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như mặt, cổ, lưng, ngực,… Mụn bọc có thể mọc riêng lẻ hoặc thành từng cụm, ăn sâu dưới da.

Biểu hiện của mụn bọc là có những nốt mụn nhỏ xuất hiện, theo thời gian lớn dần, trở thành các nốt sưng, viêm đỏ, cứng, to và gây đau. Mụn bọc có thể tự hết nhưng hậu quả mà nó để lại có thể là những vết sẹo mụn lớn.

8. Mụn mủ

Mụn mủ cũng là một loại mụn viêm và có nguy cơ cao để lại sẹo mụn. Biểu hiện chính của loại mụn này là ở giữa nốt mụn có chóp màu trắng đục hoặc vàng – chính là mủ, bảo xung quanh đó là quầng đỏ. Kích thước mụn mủ có thể là từ nhỏ đến khá lớn, gây ra cảm giác đau nhẹ. Sau khi các tế bào miễn dịch của cơ thể tiêu diệt vi khuẩn sẽ xuất hiện mủ là xác chết của các vi khuẩn và các tế bào miễn dịch

Khi có mụn mủ, bạn tuyệt đối không nên chọc thủng hoặc bóp vỡ nốt mụn vì rất dễ gây sẹo. Hoặc tệ hơn là khiến tình trạng viêm ngày càng nặng, sẽ dễ để lại sẹo thâm sau này.

9. Mụn nang

Mụn nang hay còn được được gọi các tên khác như mụn u nang hay mụn bọc, là một loại biến thể tồi tệ nhất của mụn trứng cá. Mụn nang phát triển từ sâu trong da, bao gồm nhiều nốt mụn không có đầu, chứa đầy dịch mủ, ửng đỏ và sưng to như những khối u trên bề mặt da. Rất dễ phân biệt với các loại mụn trứng cá. Ngoài ra, mụn nang có gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu trong một thời gian dài. Và để lại những tổn hại cho làn da như sẹo lõm, sẹo lõm vĩnh viễn sâu trên da.

Khi trên da xuất hiện nhiều mụn nang kích thước lớn, thông sang nhau còn có thể tạo thành “mụn mạch lươn”. Mụn nang thường xuất hiện ở mặt, ngoài ra, ở trên lưng, ngực hay cổ cũng có thể xuất hiện tình trạng mụn nặng.

Ngoài các trường hợp dễ nhầm tưởng thành mụn trứng cá thông thường bên trên thì còn nhiều dấu hiệu khác cũng tương tự như viêm nang lông, dày sừng nang lông,… . Do đó trước khi lựa chọn sản phẩm gì cho da hãy chắc chắn rằng tổn thương mình đang gặp phải là gì và hướng xử lý cụ thể ra sao. Nếu bạn không phân biệt mụn trứng cát được chính xác hay vẫn còn một chút mơ hồ thì đừng ngại ngần việc liên hệ với bác sĩ có chuyên môn để nghe tư vấn nhé.

Liên hệ với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc

► Fanpage: https://www.facebook.com/bsnguyenngoc

► Messenger: http://m.me/bsnguyenngoc

► Tiktok: https://www.tiktok.com/@bsnguyenngoc

► Nhóm Skincare Khoa học cùng Bác sĩ Ngọc : https://www.facebook.com/groups/skincarecungbacsingoc

► Website: https://bsnguyenngoc.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *