Dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Một làn da khỏe mạnh và mịn màng là khi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và độ ẩm cần thiết. Thoa kem dưỡng ẩm là bước vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua được để có được một làn da đẹp. Nhưng cũng không ít chị em than phiền với bác sĩ Nguyễn Ngọc rằng tại sao dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn. Bài viết dưới đây của bác sĩ Nguyễn Ngọc sẽ làm rõ để các bạn hiểu hơn nhé!

Dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn: Nguyên nhân và cách khắc phục
Dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tại sao sử dụng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn?

Dưới đây bác sĩ Nguyễn Ngọc sẽ chỉ ra một số nguyên nhân khi bôi kem dưỡng ẩm bị lên mụn:

Da nhạy cảm với thành phần

Việc da nhạy cảm với các thành phần của sản phẩm khá là phổ biến. Thông thường da sẽ kích ứng với các sản phẩm chứa cồn, hương liệu, paraben, chất bảo quản… và điều đó cũng đồng nghĩa với việc kem dưỡng ẩm chứa các thành phần trên cũng sẽ khiến ra nhạy cảm và trở nên kích ứng nhiều hơn.

Khi da bị các tác nhân xấu bên ngoài kích thích thì tình trạng da sẽ trở nên càng nhạy cảm hơn. Cũng vì vậy mà các vấn đề lão hóa trên da sẽ xuất hiện sớm và nhiều hơn như nám, sạm da, thâm, nếp nhăn li ti, nếp nhăn sâu,…

Da mặt không phù hợp với kem dưỡng

Một sản phẩm dưỡng ẩm tốt phải là sản phẩm phù hợp với làn da của bạn, chứ không phải sản phẩm được nhiều người review là tốt. 

Kem dưỡng ẩm không phải cứ có những thành phần hiếm, đắt tiền là chắc chắn sẽ tốt và hiệu quả. Một sản phẩm tốt và hiệu quả không chỉ nằm trên kết cấu, công dụng và thương hiệu mà chỉ đơn giản là sản phẩm đó có hợp với bạn hay không.

Nếu sử dụng sản phẩm không phù hợp sẽ khiến da ngày càng nhạy cảm và dễ nổi mụn hơn. Và khi chọn sai sản phẩm dưỡng ẩm sẽ gây ra những nguy cơ như: bít tắc lỗ chân lông, da không đủ ẩm, bong tróc, nứt nẻ, da trở nên yếu hơn vì thành phần không phù hợp… 

Tại sao sử dụng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn?
Sử dụng kem dưỡng ẩm không phù hợp

Dùng quá nhiều kem dưỡng ẩm

Nhiều bạn có quan niệm rằng thà bôi dư còn hơn bôi thiếu, nên đã lấy một kem dưỡng ẩm quá nhiều để bôi lên da. Điều này khiến da không hấp thụ hết sản phẩm và lượng kem trên da còn quá nhiều vừa gây bít tắc lỗ chân, vừa tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển từ đó khiến da nổi mụn nhiều hơn. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bôi kem dưỡng ẩm bị lên mụn.

Sử dụng tần suất cao

Với mong muốn đem lại hiệu quả nhanh chóng, nhiều người đã lạm dụng thoa quá nhiều kem dưỡng trong quá trình chăm sóc da hay thoa quá nhiều lần trong ngày. Vô tình khiến da bị quá tải khi phải hấp thu lượng lớn các chất dinh dưỡng, khiến da bị ngộp không hấp thụ hết và gây bí bách, làm cho lỗ chân lông bị bít tắc. Khi lỗ chân lông bị bít tắc sẽ khiến cho các nang lông bị viêm, từ đó mụn nhọt bắt đầu hình thành và nổi lên nhanh chóng. 

Không làm sạch da trước khi dùng

Nguyên nhân tiếp theo khi dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn là không làm sạch da trước khi dùng. Khi không rửa mặt, da không được làm sạch, các chất nhờn và bụi bẩn trên bề mặt sẽ cản trở kem dưỡng thẩm thấu vào bên trong da, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Điều này khiến lỗ chân lông ta bị bít tắc khiến mụn hình thành và phát triển nhiều hơn.

Dùng không đúng quy trình skincare

Sử dụng kem dưỡng ẩm không đúng quy trình cũng chính là nguyên do khiến da bạn nổi lên nhiều mụn. Chăm sóc da với một quy trình lộn xộn và thiếu khoa học không những không có hiệu quả mà còn khiến da bạn trở nên nhạy cảm và yếu đi rất nhiều.

Sử dụng kem dưỡng ẩm Fake, nhái, không rõ nguồn gốc

Sản phẩm kém chất lượng không rõ xuất xứ nguồn gốc trên thị trường hiện nay vô cùng nhiều. Có những sản phẩm Fake, nhái từ các thương hiệu nổi tiếng, cũng có những sản phẩm mang danh kem trộn. 

Mà các bạn biết đó, hầu hết kem trộn đều chứa corticoid (Một loại thuốc kháng viêm), chất bảo quản – việc lạm dụng mỹ phẩm chứa thành phần hóa chất độc hại giúp da sẽ nhanh chóng trắng lên, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn sẽ làm da trở nên mỏng đi, bị kích ứng, nổi mụn liên tiếp, thậm chí gây ung thư da, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.

Nguyên nhân dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn – chỉ thoa kem dưỡng ẩm cho da khô

Không chỉ da khô mà các loại da khác như da nhạy cảm, da dầu, da mụn cũng đều cần phải dưỡng ẩm. Việc các bạn chỉ thoa kem dưỡng ẩm cho da khô còn các loại da khác thì không cần. Từ đó sẽ dẫn đến việc khi da không được thoa dưỡng ẩm và phải cần tiết nhiều dầu hơn để cân bằng lại độ ẩm cho da. Khi da tiết nhiều dầu quá sẽ dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và gây nên mụn.

Nguyên nhân dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn - chỉ thoa kem dưỡng ẩm cho da khô
Chỉ thoa kem dưỡng ẩm cho da khô

Cách khắc phục tình trạng dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn

Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng bôi kem dưỡng ẩm bị lên mụn mà các bạn có thể tham khảo:

Lựa chọn kem dưỡng ẩm lành tính không chứa thành phần gây kích ứng: nên chọn các sản phẩm có chứa Vitamin E, Hyaluronic Acid,Glycerin, Ceramide, Niacinamide, Peptide. Tránh sử dụng các sản phẩm dễ kích ứng chứa hương liệu, cồn, hoặc paraben.

Làm sạch da trước khi thực hiện bước dưỡng ẩm: việc làm sạch da mặt vô cùng quan trọng. Khi da mặt đã sạch ta có thể bắt đầu tiến hành các bước chăm sóc da trong quy trình skincare hàng ngày và thoa kem dưỡng ẩm vào bước cuối cùng để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, mịn màng hơn.

Thực hiện chăm sóc da theo quy đúng trình chuẩn và khoa học.

Mua kem dưỡng ẩm chính hãng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn sản phẩm phù hợp với bản thân nhất.

Cách khắc phục tình trạng dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn
Cách khắc phục tình trạng dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn

Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn tìm hiểu được thêm về việc Dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn: Nguyên nhân và cách khắc phục. Các bạn cũng có thể nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ Nguyễn Ngọc qua hotline hoặc bằng cách bấm gửi tin nhắn qua page Bác sĩ da liễu Nguyễn Ngọc.

Liên hệ với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc

► Fanpage: https://www.facebook.com/bsnguyenngoc

► Messager: http://m.me/bsnguyenngoc

► Tiktok: https://www.tiktok.com/@bsnguyenngoc

► Nhóm Skincare Khoa học cùng Bác sĩ Ngọc : https://www.facebook.com/groups/skincarecungbacsingoc

► Website: https://bsnguyenngoc.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *