Có khi nào bạn gặp những trường hợp nổi mụn nước li ti, nổi mẩn đỏ khi chăm sóc da thông thường nhưng lại không biết tại sao lại như vậy không? Tưởng lại mụn trứng cá, xử lý lại không thấy đỡ thậm chí là nặng hơn. Cùng Bs Nguyễn Ngọc tìm hiểu mụn nước và nguyên nhân hình và chia sẻ cách xử lý mụn nước dưới đây để hiểu hơn nhé.
Mụn nước là gì?
Mụn nước là một triệu chứng của bệnh ngoài da, có dạng những nốt nhỏ (kích thước dưới 5mm) và chứa chất lỏng (có thể trong suốt hoặc màu trắng đục, vàng và có thể lẫn máu).
Mụn nước có thể xuất hiện dưới dạng đơn lẻ hoặc tạo thành cụm, rất dễ vỡ và làm chảy dịch ra ngoài, để lại lớp vảy màu vàng trên da. Mụn nước có thể kèm theo các triệu chứng khác như ngứa hoặc đau. Nếu không được chăm sóc đúng cách thì rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân hình thành mụn nước
Không phải cứ bị mụn là sẽ gặp tình trạng mụn nước li ti hay mẩn đỏ, và cũng không phải cứ nổi mụn nước hay mẩn đỏ là mụn trứng cá. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân thường gặp dưới đây khiến bạn gặp những vấn đề này nhé.
Dị ứng mỹ phẩm
Tình trạng nổi mụn nước li ti hay nổi mẩn đỏ có thể là do bạn bị dị ứng với sản phẩm hoặc dị ứng với thành phần nào đó trong sản phẩm. Các trường hợp dị ứng mỹ phẩm thường có biểu hiện da nề đỏ nhiều, nổi mụn nước li ti, cảm giác ngứa và có thể thấy dịch tiết. Các trường hợp dị ứng biểu hiện thường không có ranh giới rõ ràng, ví dụ thoa ở một vị trí nhưng biểu hiện có thể gặp ở cả những vùng xung quanh.
Với dị ứng mỹ phẩm thì nếu cùng một sản phẩm hay một thành phần nào đó, những lần tiếp xúc sau sẽ dễ dàng có biểu hiện đến nhanh hơn và nặng hơn. Dù là các thành phần tự nhiên như chiết xuất trà xanh, nha đam hay như cồn, hương liệu,.. cũng có thể không phù hợp với làn da của bạn nên hãy lưu ý nhé.
Kích ứng mỹ phẩm
Không khá hơn dị ứng mỹ phẩm là mấy, kích ứng mỹ phẩm cũng có những biểu hiện tương tự như mẩn đỏ, mụn nước li ti hay nề da,… tuy nhiên những biểu hiện do kích ứng gây ra thường tập trung thành đám, thành vùng hoặc đơn lẻ một vài nốt.
Cũng chính vì vậy mà việc nổi mụn nước do kích ứng mỹ phẩm thường bị nhầm lẫn với tình trạng đẩy mụn ẩn. Thông thường việc kích ứng sẽ có khu trú rõ ràng, bôi vị trí nào sẽ bị tại chỗ đó, các biểu hiện ở lần đầu sử dụng sẽ nặng hơn và giảm dần sau đó.
Do ma sát
Các vết phồng rộp có thể xuất hiện do sự ma sát hoặc cọ xát lặp đi lặp lại, là một trong những nguyên nhân gây ra mụn nước phổ biến nhất. Mụn nước này thường thấy ở bàn tay, bàn chân do đi găng tay, giày, ủng…trong thời gian dài. Những mụn nước này có thể tự mất đi sau một thời gian, nhưng bạn nên hạn chế việc mang những vật dụng gây ma sát để tránh tổn thương nặng hơn vì các nốt mụn nước có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như loét và nhiễm trùng.
Do nhiệt độ
Khi chúng ta tiếp xúc với nhiệt độ cao như ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian dài hoặc chạm vào đồ vật quá nóng thì cũng sẽ bị mụn nước. Nếu bạn bị bỏng cấp độ 2 thì da sẽ phồng rộp ngay lập tức, còn nếu bị bỏng cấp độ 1 thì vết thương sẽ phồng rộp vài ngày sau khi bỏng.
Không chỉ có bỏng nóng, bỏng lạnh cũng gây ra mụn nước. Trong cả hai trường hợp, vết phồng rộp là một cơ chế bảo vệ các lớp sâu hơn của da khỏi tổn thương do nhiệt độ. Có rất nhiều trường hợp không đi găng tay vào mùa đông, khi mà thời tiết quá khắc nghiệt có thể bị phồng rộp vì tê cóng hoặc tương tự cũng có thể xảy ra nếu cầm đồ đông lạnh.
Viêm da tiếp xúc
Hiện nay, viêm da tiếp xúc được chia thành 4 dạng, bao gồm:
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với với hoá chất mà bạn tiếp xúc, như phấn hoa, nọc độc côn trùng, cây thường xuân độc,…
- Viêm da tiếp xúc kích ứng: Thường xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với các dung môi, hóa chất, chất tẩy rửa như nước sơn móng tay, axit có trong các viên pin,…
- Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Xuất hiện khi da bị ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn tia khác chiếu trực tiếp lên da
- Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Xảy ra khi vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào cơ thể, gây ra viêm nhiễm.
Biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc thường thấy là trên bề mặt da nổi các nốt mụn nước nhỏ hoặc bóng nước, có cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát.
Do bị bệnh thủy đậu và bệnh Zona
Thuỷ đậu và Zona là hai loại bệnh có những đặc điểm khá giống nhau, đều do virus Varicella Zoster gây nên. Triệu chứng phổ biến thường gặp đối với hai loại bệnh này đó chính là xuất hiện nhiều nốt mụn nước chứa đầy dịch, dễ vỡ, gây cảm giác đau rát, ngứa, ửng đỏ.
Herpes Simplex
Herpes Simplex thường tồn tại dưới 2 dạng là HSV-1 chuyên gây bệnh ở vùng cơ quan sinh dục, và HSV-2 chuyên gây bệnh ở vùng da và niêm mạc. Triệu chứng thường gặp của loại virus này là sốt, kèm theo bị mụn nước trên môi, miệng hoặc bộ phận sinh dục thành từng chùm nho, thường mang theo cảm giác ngứa, đau rát. Nhiều người không biết mình bị mụn nước này vì các triệu chứng thường nhẹ và tự khỏi, lại khá giống với bệnh zona. Herpes Simplex là virus cư trú và nằm trong cơ thể chúng ta, nên sẽ không điều trị, chữa bệnh khỏi hoàn toàn mà có thể bị tái đi tái lại nếu cơ thể bạn mệt mỏi, suy yếu.
Bệnh chân tay miệng
Tay chân miệng là loại bệnh do do nhóm virus đường ruột Enterovirus và Coxsackie virus gây nên. Bệnh này có khả lây nhiễm cực cao chủ yếu tấn công trẻ em dưới 10 tuổi. Virus gây lây lan bằng cách tiếp xúc với chất nhầy, nước bọt, phân hoặc mụn nước của người mắc bệnh. Bệnh chân tay miệng bắt đầu với sốt, chảy nước mũi và mệt mỏi, tiêu chảy. Sau đó xuất hiện các mụn nước ở bên trong miệng, lòng bàn tay, bàn chân. Các nốt mụn nước rất dễ bị vỡ, tạo ra những vết loét đau rát, khiến trẻ khó ăn uống. Thông thường, bệnh chân tay miệng không gây nguy hiểm, và có thể tự khỏi khi trẻ được vệ sinh sạch sẽ, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc tốt thì virus có thể tấn công lên não và gây các biến chứng nguy hiểm.
Cách xử lý mụn nước, mẩn đỏ hiệu quả
Những trường hợp trên đều không tốt cho da và cần xử lý nhanh chóng để tránh gây tổn thương nặng hơn. Vậy trong những trường hợp này cần phải làm gì? Dưới đây là cách xử lý mụn nước chi tiết.
Nhận biết sản phẩm là nguyên nhân
Không phải ai cũng dị ứng hay kích ứng với tất cả các sản phẩm, các chất kể cả làn da nhạy cảm. Do đó muốn sử dụng tốt và mang lại hiệu quả mong muốn thì cần phải hiểu làn da và hiểu sản phẩm mình dùng.
Trường hợp bạn mới sử dụng sản phẩm nào đó mà gặp những vấn đề này thì hãy dừng ngay sản phẩm đó lại, nếu như dùng cả bộ sản phẩm mới thì hãy dừng tất cả lại khi chưa biết do cụ thể sản phẩm nào gây nên những vấn đề đó.
Xịt khoáng, đắp mask, dưỡng ẩm
Sau khi dừng lại những sản phẩm được cho là nguyên nhân, lúc này bạn có thể sử dụng xịt khoáng, đắp mask, tập trung dưỡng ẩm phục hồi để da trở về bình thường (Hãy lưu ý việc dùng xịt khoáng hay đắp mặt hoặc dưỡng ẩm đều sử dụng các loại đã từng dùng và không gặp vấn đề dị ứng hay kích ứng gì trên da tránh việc đang gặp vấn đề với sản phẩm rồi dùng thêm sản phẩm không phù hợp sẽ càng nghiêm trọng hơn).
Thử dùng lại sản phẩm
Sau khi làn da đã dần hồi phục trở lại bình thường bạn có thể bắt đầu dùng lại từ từ từng sản phẩm, nhưng hãy lưu ý phải test trước ở vùng da nhỏ như mặt trong cánh tay hoặc góc hàm (sản phẩm mới thay đó, hoặc từng sản phẩm một nếu như bạn thay mới nhiều sản phẩm).
Không nên vội vàng mà hãy cẩn trọng từng bước để da làm quen lại với các sản phẩm, xác định sản phẩm gây dị ứng/ kích ứng. Hãy dùng với tần suất giãn cách, nếu tình trạng nổi mụn li ti mẩn đỏ quay lại mà không giảm dần theo thời gian thì rất có thể là do dị ứng – bạn nên cân nhắc đổi sản phẩm. Các trường hợp dị ứng/ kích ứng mà tình trạng không thuyên giảm sau khi ngưng sản phẩm và dưỡng phục hồi thì bạn nên tìm gặp bác sĩ để nghe tư vấn nhé.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Nếu bị mụn nước kèm với dấu hiệu bị sốt cao, hoặc các triệu chứng ớn lạnh, giống cúm. Bạn nên đến gặp bác sĩ bởi đó có thể là bị nhiễm trùng hoặc xuất hiện 1 loại virus nào đó.
Khi xuất hiện 1 số dấu hiệu nhiễm trùng như: Sưng đỏ, đau rát, nóng, các vệt đổ chảy ra từng mụn
Xuất hiện ở mắt, ở vị trí sinh dục hoặc ở vị trí nguy hiểm khác bạn cũng nên đến gặp bác sĩ.
Bạn cũng có thể ghi lại các thành phần hay sản phẩm từng dùng và gặp các vấn đề dị ứng để sau nếu muốn bổ sung sản phẩm nào vào routine skincare thì có thể tham khảo những ghi chép này hoặc khi nghe tư vấn từ bác sĩ có thể nói rõ tình trạng khi dùng các sản phẩm với bác sĩ.
Liên hệ với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc
► Fanpage: https://www.facebook.com/bsnguyenngoc
► Messenger: http://m.me/bsnguyenngoc
► Tiktok: https://www.tiktok.com/@bsnguyenngoc
► Nhóm Skincare Khoa học cùng Bác sĩ Ngọc : https://www.facebook.com/groups/skincarecungbacsingoc
► Website: https://bsnguyenngoc.vn/