Cách trị rạn da lâu năm và mới hình thành tại nhà hiệu quả

Không chỉ mụn nám mà tình trạng rạn da cũng khiến nhiều bạn cảm thấy tự ti đặc biệt là khi diện đồ bơi, đồ ngắn,.. . Vậy bạn có từng tìm hiểu xem rạn da do nguyên nhân nào và thường gặp ở những đối tượng nào không? Cùng tìm hiểu cách trị rạn da lâu năm và mới hình thành tại nhà hiệu quả hiệu quả.

Cách trị rạn da lâu năm và mới hình thành tại nhà hiệu quả

Rạn da là gì?

Rạn da là tình trạng xuất hiện nhiều vết lõm màu đỏ, hình răng cưa trên ngực, bụng, hông, mông hoặc những nơi khác trên cơ thể. Điều này là do sự thay đổi đột ngột khiến collagen và elastin – những thành phần hỗ trợ làn da của chúng ta, bị đứt gãy. Chúng phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Rạn da không gây đau hay có hại, nhưng chắc hẳn tất cả mọi người không ai muốn mình bị rạn da. 

Rạn da không cần điều trị mà nó thường mờ dần theo thời gian. Tuy nhiên, nó cũng có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn được.

Dấu hiệu của vết rạn da theo thời gian

  • Vết rạn xuất hiện khoảng từ 3 đến 6 tháng đổ lại, các vết rạn thường có màu hồng, đỏ. Lúc này các tổn thương còn mới nên nếu như bạn ý thức được hậu quả thì có thể tác động xử lý sớm – phù hợp thì sẽ có hiệu quả tốt nhất.
  • Giai đoạn từ 6 tháng đến một năm thì thường có biểu hiện là những vết rạn sần có màu nâu sẫm hoặc tím thẫm hay màu xám. Giai đoạn này tổn thương đã xuất hiện xơ hóa, quá trình tác động xử lý sẽ đạt hiệu quả kém hơn.
  • Giai đoạn từ sau 2 – 3 năm, màu da tại vị trí các vết rạn lúc này đã gần như trở về màu da bình thường hoặc trắng hơn những vùng da xung quanh, da mỏng hơn và hiệu quả xử lý không được cao.

Dấu hiệu của vết rạn da theo thời gian

Đối tượng thường bị rạn da

Rạn da có thể nhận biết bằng dấu hiệu là các vết sọc trên da, khiến màu sắc thay đổi (thường có các màu như hồng đỏ, tím – xám hoặc màu trắng, giống màu da), thô ráp và sần, có thể sẽ thấy ngứa ở thời điểm đầu. Rạn da cũng là một dạng sẹo do tổn thương gây ra.

Rạn da thường gặp ở một số đối tượng như các bạn độ tuổi dậy thì, bởi lúc này cơ thể có nhiều thay đổi như tăng cân, tăng chiều cao nhanh. Ngoài ra cũng hay thường thấy ở đa số phụ nữ mang thai. Nguyên nhân bạn thấy ở những đối tượng này là do độ đàn hồi của da chưa kịp thích ứng với tốc độ tăng trưởng cân nặng đột ngột. Từ đó dẫn đến tình trạng căng da quá mức gây hiện tượng đứt gãy các sợi collagen, elastin không phục hồi. Bạn cũng có thể bị rạn da khi tập gym khối cơ tăng nhanh quá mức hoặc do cơ địa da yếu, hay sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm không an toàn. Gây mỏng da – da yếu và rạn da sau đó (ví dụ nư corticoid).

Đối tượng bị rạn da

Nguyên nhân hình thành tình trạng vết rạn da

Rạn da có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến hình thành rạn da:

  • Lý do phổ biến nhất là do phát triển, tăng cân đột ngột
  • Rạn da trong quá trình mang thai
  • Lứa tuổi dậy thì, khối cơ và trọng lượng cơ thể tăng nhanh hơn bình thường khiến vùng da đó bị giãn căng ra. 
  • Những bạn đi tập gym với chế độ tập tăng cân, tăng cơ nhanh thì cũng khiến vùng da đó không kịp co giãn

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên thì cũng có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến việc bị rạn da:

  • Do cơ địa; tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị rạn da
  • Sử dụng corticoid
  • Vùng da mỏng sẽ dễ bị rạn hơn vùng da dày
  • Bị rối loạn di truyền như hội chứng Cushing hoặc hội chứng Marfan
  • Phụ nữ thường hay bị rạn da hơn đàn ông

Cách trị rạn da lâu năm và mới hình thành tại nhà

Bạn tiếp cận các phương pháp trị rạn da từ sớm với mong muốn đạt hiệu quả cao, tình trạng được cải thiện tốt. Tuy nhiên để có thể được kết quả như mong muốn sẽ còn xem cách mà bạn xử lý như thế nào, có phù hợp hay không. Vậy thì cách trị rạn da như thế nào hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé. 

Điều trị rạn da bằng dầu dừa

Dầu dừa nguyên chất có một số lợi ích được biết đến cho da. Nó có thể giúp duy trì hàng rào bảo vệ da của bạn, giúp làn da của bạn luôn mềm mịn giữ nước. Điều này có thể làm cho làn da của bạn đàn hồi hơn và ít bị rạn da hơn. Hàm lượng axit lauric của dầu dừa cũng khiến cho sản phẩm này dễ dàng hấp thụ sâu vào các lớp da – nơi có thể có tác động tích cực đến quá trình sản sinh collagen. 

Do đó, bạn có thể xoa nhẹ dầu lên da để ngăn ngừa vết rạn da. Ngoài ra, các bạn cũng có thể massage hàng ngày một cách nhẹ nhàng các vết rạn da bằng dầu dừa. Chúng có thể giúp giảm các vết rạn da và không có khả năng gây hại.

Lưu ý: Nếu các bạn bị dị ứng với dầu dừa, không nên sử dụng cách này. Các bạn có thể bôi trước một ít để thử nghiệm xem mình có bị dị ứng hay không.

Trị rạn da tại nhà bằng lòng trắng trứng gà

Lòng trắng trứng gà có thể trị rạn da một cách rất tốt bởi vì:

  • Nó có thể giúp tái tạo làn da bị rạn từ protein trong lòng trắng trứng.
  • Trong thành phần chứa nhiều các chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do
  • Ngoài ra còn có rất nhiều collagen giúp làm giảm các vết rạn da
  • Vitamin A có trong lòng trắng trứng gà giúp tăng cường độ đàn hồi của da
  • Các axit amin thì giúp phục hồi làn da mịn màng và trẻ trung

Cách làm: 

  • Bước 1: Tách lòng trắng trứng và đánh mềm
  • Bước 2: Thoa lòng trắng trứng lên vùng da bị rạn và giữ trong vòng 15 phút
  • Bước 3: Rửa sạch lại vùng da vừa thoa hỗn hợp trên bằng nước ấm 

Sử dụng chanh và nha đam làm mờ rạn da lâu năm

Nha đam có lịch sử lâu đời như một phương pháp điều trị da tự nhiên. Phần thịt bên trong lá của cây lô hội có thể được bôi trực tiếp lên da để làm dịu và dưỡng ẩm. Hiện nay có rất ít bằng chứng cho thấy nha đam thật sự hiệu quả trong việc điều trị rạn da. Tuy nhiên, nha đam giúp thúc đẩy tổng hợp collagen cũng như dưỡng ẩm cho da rất tốt. Vậy nên, bạn có thể sử dụng nha đam để hỗ trợ điều trị rạn da tại nhà. Mặt khác, có những nghiên cứu cho thấy chanh có tác dụng trong việc làm mờ vết rạn da ở một mức độ nào đó. Vì vậy, bạn có thể kết hợp hai loại thực phẩm này để điều trị rạn da.

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm ½ thìa nước cốt chanh và hai thìa cà phê nước ép lô hội tươi.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Pha loãng nước cốt chanh với nửa thìa nước.
  • Bước 2: Trộn gel lô hội và hỗn hợp nước cốt chanh.
  • Bước 3: Thoa đều nó vào các vết rạn da. Massage trong khoảng vài phút rồi để khô tự nhiên trên da.
  • Bước 4: Rửa sạch vùng da thoa hỗn hợp sau 15 phút.
  • Bước 5: Thoa kem dưỡng ẩm.

Sử dụng dầu oliu điều trị rạn da tại nhà

Dầu olive có chứa vitamin E cũng như rất nhiều các chất chống oxy hóa. Nếu bạn thoa dầu oliu lên da thường xuyên. Bạn có thể thấy các vết rạn da sẽ mờ dần theo thời gian.

Cách sử dụng:

  • Bước 1: Lấy một ít dầu ô liu nguyên chất 100% (không phải hỗn hợp dầu ô liu có chứa các thành phần khác). 
  • Bước 2: Chà nó lên vết rạn da của bạn và để cho làn da của bạn hấp thụ độ ẩm. 
  • Bước 3: Để nó qua đêm, hoặc rửa sạch bằng nước ấm sau 20-30 phút. 

Ngoài ra, Bạn có thể làm ấm dầu ô liu trước khi thoa để cải thiện lưu thông máu.

Sử dụng bột nghệ trị rạn da lâu năm

Khi ăn, nghệ có rất nhiều lợi ích cho người mang thai, bao gồm khả năng giảm sưng và viêm. Curcumin – thành phần hoạt chất trong loại gia vị màu vàng này, cũng có thể điều trị vết rạn da khi thoa lên da.

Cách sử dụng: Bạn có thể trộn đều ½ muỗng cà phê bột nghệ với 1 muỗng cà phê dầu dừa. Thoa hỗn hợp trên lên vết rạn da một hoặc hai lần một ngày. Để khoảng 20 – 30 phút trên da rồi rửa sạch và thoa kem dưỡng ẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn bột nghệ với sữa chua không đường đến khi tạo thành hỗn hợp sệt. Sau đó cũng thực hiện tương tự cách trên.

Khoai tây trị rạn da

Khoai tây là một phương thuốc hiệu quả để điều trị quầng thâm, nước ép khoai tây cũng có thể giúp bạn loại bỏ các vết rạn da. Khoai tây rất giàu tinh bột và chứa rất nhiều các enzym làm sáng da khác giúp làm mờ các vết sẹo và vết thâm trên da. Ngoài ra, trong khoai tây có chứa chất catecholase là một chất tẩy trắng giúp chữa lành các vết sẹo và mang lại cho bạn làn da sáng hơn.

Cách làm: 

  • Bước 1: Bạn hãy nghiền nhuyễn một củ khoai tây và ép lấy nước cốt. 
  • Bước 2: Trộn nước cốt trên với 2 thìa dầu dừa hoặc 2 thìa nước cốt nha đam và đắp lên vết rạn da. 
  • Bước 3: Để khô trong 30 phút và rửa sạch bằng nước lạnh. 

Thường xuyên sử dụng nước ép khoai tây sẽ làm giảm các vết rạn da và mang lại cho bạn làn da khỏe mạnh, không tì vết.

Sử dụng sản phẩm bôi trị rạn da tại nhà

Như đã tìm hiểu nguyên nhân của rạn da chính là do sự đứt gãy, hư hỏng của các liên kết collagen, elastin. Vậy thì hướng xử lý sẽ tập trung vào việc hồi phục và bổ sung những thành phần này cho da để tăng độ đàn hồi và giảm sự phát triển của những vết rạn da.

  • Sản phẩm bôi nhóm Retinoids giúp kích thích sự tăng sinh tế bào mới, sản sinh collagen giúp cải thiện tình trạng da tổn thương nhanh hơn và tăng độ đàn hồi cho da.
  • Bổ sung thành phần Hyaluronic acid (HA) ngoài việc giúp ngậm nước giúp da căng hơn thì còn giúp kích thích tăng sinh collagen. Nếu có điều kiện tốt thì việc lựa chọn tiêm vi điểm HA sẽ giúp mang lại hiệu quả tốt, nhanh hơn, và thời gian giải phóng HA từ từ sẽ giúp hiệu quả lâu hơn, sẽ tốt nếu có cả bổ sung đường bôi như serum HA. 
  • Chiết xuất rau má: Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc sử dụng chiết xuất rau má có thể giúp làm lành tổn thương và ngăn ngừa các vết rạn da phát triển.
  • Sản phẩm chứa silicon giống như một cách để tạo màng chắn trên da giúp bảo vệ da, giữ ẩm tốt hơn và hạn chế các tổn thương rạn da phát triển.

Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng không có vết rạn da nào mờ đi khi sử dụng dầu hạnh nhân để xoa bóp hay kể cả dùng dầu oliu hay bơ ca cao, vitamin E khi những vết rạn đã hình thành rõ rệt. 

Ngoài những sản phẩm đường bôi thôi bạn cũng có thể tham khảo về các phương pháp như lăn kim, phi kim, laser, peel da, PRP,… để tạo kênh dẫn các sản phẩm hấp thu tốt hơn và kích thích quá trình cải thiện tốt hơn nếu sử dụng phù hợp.

Cách trị rạn da lâu năm và mới hình thành tại nhà

Sử dụng thuốc kê toa điều trị rạn da lâu năm

Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng thuốc kê đơn và cách chữa trị từ bên trong. Những loại thuốc này có tác dụng bổ sung collagen, tăng sự đàn hồi và lấy lại cân bằng cho cấu trúc da. Hơn nữa, những loại thuốc này có tác động từ bên trong nên nó sẽ giúp làm đều màu da và làm mờ vết rạn nhanh chóng hơn.

Thuốc trị rạn da theo dạng uống là phương pháp đem lại nhiều lợi ích, nó rất tiện lợi, nhanh chóng và dễ sử dụng nên nhiều chị em lựa chọn thuốc đặc trị để trị rạn da. Tuy nhiên, các bạn cần phải lưu ý các vấn đề như: liều lượng, thời gian sử dụng, tác dụng phụ,… khi sử dụng thuốc.

Vì vậy, nếu các bạn đang bị rạn da và muốn sử dụng thuốc đặc trị, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc nhân viên y tế để được hỗ trợ thăm khám và kê toa thuốc!

Sử dụng công nghệ cao tại các cơ sở thẩm mỹ

  • Tái tạo bề mặt da bằng laser

Tái tạo bề mặt da bằng laser là một loại phẫu thuật. Các cơ sở thẩm mỹ sẽ hướng các chùm ánh sáng ngắn, tập trung, rung động lên các vết rạn da của bạn. Tia laser loại bỏ các lớp da của bạn rất chính xác, kích thích sự phát triển của các sợi collagen mới để tạo ra làn da mịn màng hơn.

Bạn sẽ thấy sự khác biệt ngay lập tức sau khi điều trị. Làn da của bạn có thể tiếp tục cải thiện trong tối đa một năm và sự cải thiện có thể kéo dài trong vài năm.

Tuy nhiên nó cũng có các tác dụng phụ có thể bao gồm sự xuất hiện của các vết sưng nhỏ màu trắng trên da của bạn (mụn thịt), sưng tấy, các vùng da sẫm màu (tăng sắc tố) và các vùng da sáng (giảm sắc tố).

  • Mài da

Mài da là một loại phẫu thuật. Các cơ sở thẩm mỹ sẽ sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để cạo đi các vết rạn da của bạn. Quá trình cải thiện đường viền da của bạn và mang lại làn da mới mịn màng.

Có thể sẽ mất ít nhất hai tuần để làn da của bạn lành lại. Bạn sẽ thấy kết quả đầy đủ, hoàn chỉnh vài tuần hoặc vài tháng sau khi làm thủ thuật.

Các tác dụng phụ có thể bao gồm mụn thịt, tăng sắc tố, giảm sắc tố, sưng và lỗ chân lông mở rộng.

  • Lăn kim

Trong quá trình lăn kim, các cơ sở thẩm mỹ sẽ chọc vào da bạn bằng kim mỏng. Các lỗ nhỏ kích thích sự phát triển của các sợi collagen và elastin mới để tạo ra làn da săn chắc hơn. Hầu hết mọi người cần từ ba đến sáu lần điều trị để thấy kết quả.

Thông thường, để có được hiệu quả rõ rệt sẽ mất khoảng từ bốn đến sáu tháng. Nhưng trên thực tế, tùy vào từng làn da mỗi người mà có thể mất nhiều thời gian hơn.

Các tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng, đổi màu, sưng tấy và bong tróc da.

Cách phòng tránh tình trạng bị rạn da

Đối với việc chăm sóc làn da tránh bị rạn khi đang trong độ tuổi dậy thì hoặc mang bầu,… . Hãy chú ý việc tập luyện thể dục thể thao giúp cơ thể và làn da săn chắc, tăng độ đàn hồi sẽ giảm nguy cơ tác động làm hư hại liên kết collagen và elastin. Đừng quên hình thành thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hợp lý khoa học.

Cách phòng tránh tình trạng bị rạn da

Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên

Không có loại kem hoặc dầu nào được chứng minh là ngăn ngừa vết rạn da. Tuy nhiên, giữ cho làn da mềm mại có thể hữu ích để giảm nguy cơ bị rạn da.

Kem dưỡng ẩm thường có thể giúp giảm ngứa khi da căng ra. Một đánh giá cho thấy rằng các loại kem và dầu cũng có thể giúp ngăn ngừa vết rạn da, nhưng cần có nhiều nghiên cứu gần đây hơn để xác nhận điều này.

Có chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ

Rạn da cũng có thể xảy ra nếu bạn bị thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, ăn thực phẩm tăng cường sức khỏe của da có thể sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự xuất hiện của các vết rạn da. Các bạn nên lên thực đơn hằng ngày có các chất sau đây:

  • Vitamin C: Collagen đóng một vai trò trong việc giữ cho làn da của bạn mạnh mẽ và đàn hồi. Nó giúp làm giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn, nhưng nó cũng có thể quan trọng để ngăn ngừa các vết rạn da. Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình và phát triển của collagen. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây và rau quả thường gặp. Trái cây họ cam quýt, chẳng hạn như cam và chanh, là nguồn cung cấp vitamin C đặc biệt tốt.
  • Vitamin D: Một số ít nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan giữa lượng vitamin D thấp và tỷ lệ rạn da. Điều này cho thấy rằng việc duy trì mức vitamin D lành mạnh thông qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể giúp giảm sự xuất hiện của các vết rạn da. Tuy nhiên, phơi nắng quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ lão hóa da và ung thư. Chính vì vậy, bạn có thể bổ sung vitamin D thông qua các thực phẩm như sữa, sữa chua, bánh mì,…
  • Kẽm: Kẽm không chỉ quan trọng đối với sức khỏe làn da mà còn vô cùng cần thiết cho cơ thể chúng ta. Nó giúp giảm viêm và cũng giúp bạn chữa lành vết thương trên bề mặt. Mặc dù hiện nay không có nhiều bằng chứng về mối liên hệ giữa kẽm và vết rạn da, nhưng Kẽm vốn được biết đến như một thành phần tốt cho da. Vì vậy, duy trì một chế độ ăn uống cân bằng với các loại hạt và cá có thể giúp giữ cho làn da của bạn đủ khỏe mạnh để chống lại các vết rạn da.
  • Vitamin E: Vitamin E là một chất chống oxy hóa được biết đến với công dụng chống lão hóa và tái tạo da. Nó thường được sử dụng để làm giảm sự xuất hiện của các vết rạn da và vết sẹo. Chính vì vậy, bổ sung một lượng vitamin E vừa đủ vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng rạn da của mình.

Một cách để đảm bảo bạn nhận được nhiều chất dinh dưỡng là chọn thực phẩm chưa qua chế biến có nhiều màu sắc khác nhau. Ví dụ, một bữa sáng gồm trứng, bánh mì nướng làm từ lúa mì nguyên hạt và các loại quả mọng hỗn hợp sẽ tạo thêm nhiều màu sắc cho đĩa ăn của bạn đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, việc duy trì tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải cũng rất quan trọng, giúp bạn có thể phòng tránh tình trạng bị rạn da. Việc này có thể giúp bạn duy trì cân nặng, đảm bảo không bị tăng cân đột ngột, quá mức dẫn đến tình trạng căng da, rạn da trong tương lai. Tập thể dục cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, làm tăng lưu lượng máu đến da, có thể giúp da tự phục hồi.

Chú ý cơ thể trong thời kì dậy thì và mang bầu

Đối với phụ nữ mang thai:

  • Các bạn nên kiểm soát cân nặng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến nghị tăng tổng trọng lượng từ 11 – 16kg đối với phụ nữ mang thai đã có cân nặng khỏe mạnh. Cụ thể, đối với phụ nữ trong tình trạng thừa cân trước khi mang thai thì nên tăng từ 6.8 – 11 kg, trong khi phụ nữ thiếu cân thì nên tăng tới 18 kg. Khi mang thai, phụ nữ thường sẽ phải ăn nhiều hơn so với bình thường để tăng cường dinh dưỡng tuy nhiên nên tăng cường dinh dưỡng dựa trên một chế độ ăn uống hợp lý. 
  • Thai nhi bắt đầu có sự phát triển mạnh ở tuần thứ 8 thai kỳ. Vì vậy, ở giai đoạn này, các mẹ hãy dùng các loại kem chống rạn da, làm da săn chắc.
  • Ngoài ra, các mẹ nên massage nhẹ nhàng vùng bụng trong quá trình mang thai theo hướng dẫn của các bác sĩ. Massage có thể giúp mẹ và bé được thư giãn và ngăn ngừa khả năng bị rạn da.

Đối với lứa tuổi dậy thì:

  • Rạn da ở tuổi dậy thì là một hiện tượng bình thường, có thể nhận thấy ở cả nam và nữ. Tuổi dậy thì sẽ khiến cho một người phát triển hoặc tăng cân nhanh chóng từ đó xuất hiện các vết rạn da trên cơ thể. Hầu hết, các vết rạn da trong quá trình đang dậy thì thường tập trung chủ yếu ở một số bộ phận như ngực, đùi, hông và mông. 
  • Cách tốt nhất để giảm nguy cơ phát triển các vết rạn da ở độ tuổi dậy thì chính là duy trì cân nặng khỏe mạnh. Cha mẹ cần thảo luận với con về sự cần thiết của một chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ tập thể dục để tránh tăng cân quá mức.
  • Ngoài ra các bạn cũng nên thường xuyên tập thể dục để duy trì vóc dáng cân đối, tăng độ đàn hồi trên da, giúp da trở nên săn chắc hơn.

Qua bài viết cách trị rạn da lâu năm và mới hình thành tại nhà bác sĩ da liễu Nguyễn Ngọc hy vọng các chị em đã có thêm cho mình cách điều trị an toàn hiệu quả. Hy vọng là bài viết hữu ích cho các bạn và nếu các bạn vẫn còn thắc mắc thì có thể gửi tin nhắn hoặc qua hotline mình sẽ hỗ trợ giải đáp cho các bạn nhé !

Liên hệ với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc

► Fanpage: https://www.facebook.com/bsnguyenngoc

► Messenger: http://m.me/bsnguyenngoc

► Tiktok: https://www.tiktok.com/@bsnguyenngoc

► Nhóm Skincare Khoa học cùng Bác sĩ Ngọc : https://www.facebook.com/groups/skincarecungbacsingoc

► Website: https://bsnguyenngoc.vn/

Nguồn tham khảo

Mayoclinic. (2022). Stretch marks

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stretch-marks/symptoms-causes/syc-20351139

Ngày truy cập: 09/12/2022

Kathryn Watson and C. Guthrie. (2021). How to Get Rid of Stretch Marks: 11 Ingredients to Try

https://www.healthline.com/health/home-remedies-for-stretch-marks

Ngày truy cập: 09/12/2022

Medicalnewstoday. (2018). Ten tips to prevent stretch marks

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322776

Ngày truy cập: 09/12/2022

Ashley Marcin. (2018). 7 Tips to Help Prevent Stretch Marks

https://www.healthline.com/health/how-to-prevent-stretch-marks

Ngày truy cập: 09/12/2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *